Đây là mẹo Cách tính ngày dự sinh "chuẩn" cho các bà bầu trong Khi vừa chẩn đoán biết mình có thai, thai phụ cũng có thể tính ra ngay được thời gian sinh, trong y học goi là dự tính ngày sinh.
Khám thai để dự tính ngày sinh
Các nhà chuyên môn sẽ dựa vào tuần thai để để tính tuổi thai và dự tính ngày sinh thông qua các dấu hiệu lâm sàng như chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động, nghe thấy tim thai.
Ngoài ra còn dùng kỹ thuật X quang. Ví dụ khi có điểm cốt hóa xuất hiện trên phim thì tuổi thai từ 12-14 tuần; trước 16 tuần đã có thể phát hiện ra bóng của ruột và tiểu khung của thai. Tuy nhiên chụp X quang có một vài ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã thay thế cho kỹ thuật X quang.
Sử dụng siêu âm để tính tuổi thai không cần dựa vào ngày mất kinh hay ngày thụ thai; 5 tuần đã có thể nhận ra một cực thai; 7-8 tuần đã nhận ra nhịp đập của tim thai.
Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai là phương pháp đáng tin cậy để xác định tuổi thai ở 20-30 tuần. Sự phát triển của thai trong giai đoạn này tăng dần và nhanh; số đo chính xác nhất ở tuần 20-24 và đo lại vào lúc 26-30 tuần. Do vậy đây là căn cứ để xác định ngày trẻ chào đời.
Dự tính ngày sinh dựa trên biểu hiện của thai phụ
Nếu như các bác sĩ đoán tuổi thai dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai… thì các bà mẹ cũng có thể tự tính được ngày sinh nhờ vài cách rất đơn giản.
Cách tính trước đây là phương pháp ’9 tháng 10 ngày’: Chúng ta thường lấy thời gian 4 tuần làm một tháng mang thai, toàn bộ quá trình là 280 ngày, tức 40 tuần cho nên thường là mang thai 10 tháng. Tuy nhên sau đây là ba phương pháp bạn có thể áp dụng để tự tính ngày dự sinh:
• Dựa vào chu kì kinh nguyệt
Tính theo dương lịch: Lấy ngày đầu tiên của kì kinh cuối (ngày thứ nhất khi có kinh lần cuối) cộng thêm 9 tháng và 7 ngày. Ví dụ ngày 1/2/ 2009 là ngày đầu tiên của kì kinh cuối, cộng thêm 9 tháng là ngày 1/ 11, cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 8 tháng 11. Vậy ngày mùng 8 tháng 11 là ngày dự kiến sinh.
Tính theo âm lịch: Nếu ngày đầu kì kinh cuối nhớ theo âm lịch thì tốt nhất nên chuyển thành dương lịch rồi tính theo cách tính trên. Nếu thai phụ có thói quen nhớ ngày âm thì phương pháp tính dự kiến ngày sinh là: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng với 9 tháng và 15 ngày.
Chẳng hạn: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối âm lịch là ngày mùng 1 tháng 2, cộng thêm 9 tháng là ngày mùng 1 tháng 11 và cộng thêm 15 vậy thành ngày 16 tháng 11 chính là ngày dự kiến sinh.
Có sự chênh lệch giữa một bên là cộng thêm 7 ngày và một bên cộng thêm 15 ngày là do sự chênh lệch số ngày trong một tháng của ngày âm thường ít hơn ngày dương. Theo tính toán của các chuyên gia cộng dồn tất cả lại là 8 ngày.
Thời gian mang thai chính xác quyết định ở thời gian trưởng thành của thai nhi và thời gian ngắn của chu kì kinh nguyệt ở người mẹ. Tỉ lệ như sau: Thông thường chu kì kinh nguyệt của một người phụ nữ cứ 3 tuần một lần, thời gian mang thai là 40 tuần – 1 tuần = 39 tuần; phụ nữ có kỳ kinh 4 tuần một lần thì mang thai là 40 tuần, phụ nữ có kỳ kinh 5 tuần một lần thì thời gian mang thai là 40 tuần + 1 tuần = 41 tuần
• Dựa vào thời gian phản ứng có thai
Ngoài ra phản ứng mới có thai thường bắt đầu khoảng sau khi tắt kinh 6 tuần, khi xuất hiện ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần là tính ra ngày dự kiến sinh.
• Dựa vào thời gian thai cử động
Thời gian thai cử động thường bắt đầu vào cuối tháng thứ 4 đầu tháng thứ 5, ngày xuất hiện hiện tượng thai cử động thêm 20 tuần là thời gian dự kiến sinh.
Biết được ngày sinh của bé là điều rất quan trọng để thai phụ chuẩn bị. Tuy nhiên độ chính xác của ngày dự kiến sinh không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, một nửa số trẻ sinh sớm hơn mười ngày hoặc sau mười ngày so với dự tính. Thai phụ có thể sinh sớm hoặc muộn hơn từ 1 đến 2 tuần.
Nếu trẻ được sinh ra từ tuần thai thứ 38 – 42 được gọi là đẻ đủ tháng. Ngoài ra thai phụ cũng có thể đoán trước được ngày sắp sinh dựa vào những linh cảm của bản thân hay các thay đổi của cơ thể.
(Theo mangthai)