Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ đạt được những dấu mốc phát triển ở những độ tuổi khác nhau nhưng CDC vẫn khuyên rằng cần để mắt và có sự can thiệp sớm khi bé có nhiều hơn một trong những dấu hiệu sau.
1. Giai đoạn 0-4 tháng
- Gặp khó khăn trong việc nhìn hoặc nhắm mắt liên tục
- Không phản ứng lại tiếng ồn
- Không cử động tay (2 tháng)
- Không nhìn theo vật đang chuyển động (3 tháng)
- Không biết cầm nắm (3 tháng)
- Không cười với người khác (3 tháng)
- Không giữ được đầu khi bế thẳng (3 tháng)
- Không bi bô hoặc hoặc nói ê a (4 tháng)
- Không đưa các vật vào mồm (4 tháng)
- Không đạp chân khi chân đang ở trên mặt phẳng cứng (4 tháng)
2. Giai đoạn 7 tháng
- Người mềm, không cứng cáp
- Đầu vẫn ngả về đằng sau khi tập ngồi
- Không thích âu yếm
- Không thể hiện tình cảm với người đang chăm sóc
- Chảy nước mắt liên tục, mắt khô, hoặc nhạy cảm với ánh sáng
- Gặp khó khăn trong việc đưa các vật vào mồm
- Không lẫy ( 5 tháng)
- Không ngồi khi được trợ giúp (6 tháng)
- Không cười hoặc tạo ra âm thanh (6 tháng)
3. Giai đoạn 1 tuổi
- Không bò hoặc lê một bên người khi bò
- Không đứng khi được đỡ
- Không tìm kiếm đồ vật khi nhìn thấy vật đó bị giấu đi
- Không nói bất kì từ đơn nào
- Không dùng ngôn ngữ cử chỉ như lắc đầu để muốn nói “không”
- Không chỉ vào đồ vật hoặc tranh ảnh
- Không biết đi (18 tháng)
4. Giai đoạn 2 tuổi
- Không nói được ít nhất 15 từ
- Không nói được câu gồm 2 từ
- Không bắt chước hành động hoặc “nhại” theo người khác
- Không làm theo chỉ dẫn đơn giản
- Không biết đẩy đồ chơi có bánh xe
5. Giai đoạn 3 tuổi
- Hay ngã hoặc không biết đi cầu thang
- Chãy mũi dãi thường xuyên
- Nói ngọng nhiều
- Không xếp được hình nhiều hơn 4 khối
- Không biết cách cầm nắm những vật nhỏ bé
- Không biết bắt chước vẽ hình tròn
- Không giao tiếp được những hội thoại ngắn
- Không chơi được các trò chơi giả vờ
- Không hiểu những hướng dẫn đơn giản
- Không thích chơi với các bé khác
- Không thích chơi đồ chơi
- Mắt nhìn không linh hoạt
Theo SKDS