Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Sucrafat

 Tên gốc: Sucrafat

Biệt dượcCARAFATE

Nhóm thuốc và cơ chế: Sucralfat là loại thuốc uống đặc biệt. Về mặt hóa học, thuốc là phức hợp của một đường disaccharid là sucrose với sulfat và nhôm. Thuốc được hấp thu tối thiểu vào cơ thể, và có tác dụng hoàn toàn trên niêm mạc dạ dày và tá tràng. Mặc dù cơ chế tác dụng của thuốc chưa được tìm hiểu đầy đủ, những tác dụng sau đây được cho là có vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả có lợi của thuốc:

* Sucralfat gắn vào bề mặt vết loét và bao lấy vết loét, nhờ đó bảo vệ vết loét khỏi bị tổn thương thêm do acid và pepsin.

* Sucralfat trực tiếp ức chế pepsin (một enzym cắt nhỏ protein) có trong acid dạ dày;

* Sucralfat gắn với muối mật đến từ gan qua đường mật, nhờ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương do acid mật;

* Ssucralfat có thể làm tăng sản sinh prostaglandin, mà prostaglandin có tác dụng bảo vệ nieme mạc dạ dày. Sucralfat được FDA cấp phép năm 1981.

Kê đơn: có

Dạng dùng: viên nén hình chữ nhật (màu hồng): 1gam; dịch treo màu hồng (1g/2 thìa cà phê).

Bảo quản: nên giữ viên nén và dịch treo ở nhiệt độ phòng 15-30oC. Dịch treo không được để đông lạnh và cần lắc kỹ trước khi dùng.

Chỉ định: Sucralfat được dùng điều trị loét đường tiêu hóa và ngăn tái phát sau khi vết loét đã lành. Thuốc cũng được dùng để làm giảm hoặc ngăn ngừa loét do thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) những ít hiệu quả so với misoprotol (CYTOTEC). Sucralfat còn được dùng điều trị bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) rất dễ bị loét thực quản, và ngăn ngừa loét do stress thực thể cao độ (như bỏng rộng, phẫu thuật, và nhiễm trùng lan tỏa) ở bệnh nhân nằm viện.

Cách dùng: sucralfat được uống 4 lần/ngày để điều trị loét và 2 lần/ngày để phòng ngừa loét. Người ta khuyên nên uống thuốc lúc đói, ít nhất là 1 giờ trước bữa ăn, để việc che phủ ổ loét được tốt nhất.

Tương tác thuốc: Sucralfat làm giảm hấp thu nhiều thuốc khi uống cùng lúc với các thuốc khác. Những thuốc này bao gồm: cimetidin (TAGAMET), digoxin (LANOXIL), ketoconazol (NIZORAL), levothyroxin (SYNTHROID), phenytoin (DILANTIN), quinidin (QUINIDEX, QUINAGLUNATE), ranitidin (ZANTAC), tetracyclin, theophyllin (THEODUR, UNIPHYL, nhiều tên khác), và tất cả các kháng sinh họ fluoroquinolon, bao gồm ciprofloxacin (CIPRO), norfloxacin (NõOIN), ofloxacin (FLOXIN) và lomefloxacin (MAXAQUIN). Tất cả các thuốc này nên uống trước sucralfat ít nhất 2 giờ. Có thể nhiều thuốc khác cũng có tương tác tương tự với sucralfat. Do đó, để cẩn thận nên uống tất cả các thuốc 2 giờ trước khi uống sucralfat.

Đối với phụ nữ có thai: Bản thân sucralfat không gây quái thai ở động vật, cho dù ở liều cao hơn liều dùng trên người. Mặc dù một vài số liệu trên động vật nghi ngờ về ảnh hưởng của nhôm trong khi có thai, tất cả các số liệu trên người đều không thấy tác hại đến thai nhi. Sucralfat được xem là an toàn trong thời gian có thai.

Đối với bà mẹ cho con bú: Sucralfat nếu có bài tiết vào sữa mẹ thì cũng chỉ ở lượng tối thiểu vì thuốc được hấp thu quá ít ở đường tiêu hóa. Mặc dù chưa có số liệu, song sucralfat vẫn được coi là an toàn ở bà mẹ nuôi con bú.

Tác dụng phụ: Sucralfat được dung nạp tốt. Táo bón là tác dụng phụ hay gặp nhất và xảy ra ở 1/50 số ngưới dùng sucralfat.

(Theo cimsi)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay