Tên gốc: Procainamid
Biệt dượcPRONESTYL; PROCAN-SR; PROCANBID
Nhóm thuốc và cơ chế: Procainamid là thuốc chống loạn nhịp tim. Ba tác dụng khiến procainamid có thể làm ngừng rối loạn nhịp và ngăn ngừa tái phát là: làm giảm tốc độ dẫn truyền điện trong cơ tim; kéo dài thời gian chịu kích thích điện của tế bào cơ tim (thời gian hoạt động tiềm tàng); kéo dài thời gian tế bào cơ tim không chịu kích thích (giai đoạn trơ).
Kê đơn: có
Dạng dùng: viên nén giải phóng ổn định để dùng 4 lần/ngày: 250mg, 500mg, 750mg, 1000mg. Viên nén giải phóng ổn định dùng 2 lần/ngày: 500mg, 1000mg. Viên nén và viên nang giải phóng tức thì: 250mg, 500mg, 750mg.
Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15-30oC.
Chỉ định: Procainamid là thuốc chống loạn nhịp dùng điều trị nhịp tim bất thường, bao gồm:
* Nhịp nhĩ và thất sớm;
* Nhịp tim nhanh từng cơn do điểm nối nhĩ và nhĩ thất cùng như đường truyền phụ giữa nhĩ và thất;
* Rung nhĩ và cuồng động nhĩ từng cơn;
* Nhịp xoang sau khi chuyển từ rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ để phòng tái phát;
* Nhịp nhanh thất.
Cách dùng: Procainamid được dùng 4 giờ 1 lần, hoặc 2, 3 hoặc 4 lần/ngày, tuỳ theo loại chế phẩm được kê đơn.
Tương tác thuốc: Amiodaron (CORDARONE) làm tăng nồng độ procainamid do làm giảm khả năng đào thải procainamid của thận hoặc giảm khả năng chuyển hóa procainamid của gan. Cimetidin (TAGAMET) và trimethoprim (một hoạt chất trong BACTRIM hoặc SEPTRA) ức chế khả năng thải trừ procainamid của thận. Hậu quả là nồng độ procainamid trong máu có thể tăng gây ngộ độc.
Dùng procainamid đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp khác có thể gây những tác dụng bổ sung hoặc đối kháng trên tim.
Đối với phụ nữ có thai: Procainamid qua được rau thai. Những nghiên cứu đối chứng đáng tin cậy chưa được thực hiện trên người. Do đó nên tránh dùng procainamid ở bệnh nhân có thai trừ phi thầy thuốc cảm thấy lợi ích của thuốc vượt quá những nguy cơ còn chưa rõ.
Đối với bà mẹ cho con bú: thận trọng khi dùng procainamid trong thời gian cho con bú. Procainamidđược bài tiết ra sữa mẹ.
Tác dụng phụ: giảm bạch cầu nặng tương đối hiếm xảy ra với liệu pháp procainamid và thường gặp hơn với dạng chế phẩm giải phóng ổn định. Tác dụng phụ này có thể gây tử vong. Vì lý do đó, bệnh nhân dùng procainamid giải phóng ổn định cần làm xét nghiệm đếm tế bào máu 2 tuần/lần trong 3 tháng điều trị đầu tiên.
Một hội chứng tương tự lupus ban đỏ, bao gồm sốt, ớn lạnh, đau khớp, đau ngực và/hoặc phát ban trên da có thể xảy ra khi dùng procainamid. Hội chứng dạng lupus này có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc.
Hiếm gặp hơn, procainamid có thể gây lú lẫn, hoang tưởng và trầm cảm.
(Theo cimsi)
Bài thuộc chuyên đề: Tim mạch