Tên gốc:Chlorpheniramin và Pseudoephedrin
Biệt dược:DECONAMINEvà nhiều tên khác ... (SUDAFEDvà nhiều tên khác là pseudoephedrin đơn thuần)
Nhóm thuốc và cơ chế:DECONAMINE là tên thương mại của loại dược phẩm có chứa 2 thuốc khác nhau: một kháng histamin (chlopheniramin) và một thuốc chống sung huyết (pseudoephedrin). Tác dụng kháng histamin của chlopheniramin khiến thuốc có tác dụng giảm triệu chứng dị ứng. Tác dụng chống sung huyết của pseudoephedrin là kết quả của co thắt mạch máu đường dẫn khí như mũi hoặc xoang.
Kê đơn:có
Dạng dùng:viên nén 4mg chlorpheniramin/60mg pseudoephedrin; viên nhai 1mg c/15mg p; sirô 2mg c/30mg p.
Bảo quản:ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín.
Chỉ định:DECONAMINE được dùng làm giảm tạm thời hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết mũi do cảm lạnh thông thường. DECONAMINE cũng được dùng điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng và sung huyết xoang.
Cách dùng:có thể uống DECONAMINE cùng hoặc không cùng đồ ăn. Phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực, đái đường, bệnh phổi, đặc biệt là hen, glôcôm, hẹp môn vị.
Tương tác thuốc:DECONAMINE có thể gây buồn ngủ và giảm khả năng vận hành máy móc. DECONAMINE có chứa pseudoephedrin không được uống cùng các thuốc ức chế MAO. Phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh tim hoặc bệnh phổi. Không nên phối hợp DECONAMINE với các thuốc khác có pseudoephedrin (như SUDAFED) vì tăng nguy cơ tác dụng phụ trên tim và mạch máu.
Trong khi ít gặp lạm dụng DECONAMINE vì mục đích đạt được hiệu quả "cao", nhà sản xuất đặc biệt cảnh báo bệnh nhân cần nhận thức được hiệu quả "tăng thêm" của DECONAMINE khi dùng thuốc cũng với rượu và các chất ức chế thần kinh trung ương khác (như thuốc ngủ hoặc thuốc an thần). Điều này có nghĩa là khi dùng DECONAMINE với, ví dụ rượu, ảnh hưởng của rượu có thể bị khuyếch đại. Ngược lại, rượu làm tăng tác dụng gây ngủ của DECONAMINE.
Tác dụng phụ:tác dụng phụ của các kháng histamin bao gồm buồn ngủ, giảm khả nặng vận hành máy móc chính xác, làm nặng thêm glôcôm, hen hoặc bệnh phổi mạn tính, phát ban, mày đay, ra mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng hoặc họng, giảm tế bào máu, căng thẳng, ù tai, kích ứng dạ dày, đái rắt hoặc đái khó.
Tác dụng phụ của pseudoephedrin bao gồm kích thích hệ thần kinh dẫn tới căng thẳng, mất ngủ, kích động, chóng mặt, đau đầu, sợ hãi, lo âu, run, thậm chí hoang tưởng và co giật (động kinh).
(Theo cimsi)