Nhiều người dù chưa tới mùa đông nhưng vẫn thường xuyên bị lạnh bàn tay và bàn chân. Có người cho rằng do bàn tay và bàn chân là các đầu mút của cơ thể, xa các động mạch lớn nơi sinh nhiệt năng nên ít được hưởng lượng nhiệt này. Nhưng đây là các dấu hiệu cho thấy cơ thể không thực sự khỏe mạnh.
Dưới đây là dấu hiệu nhận biết chứng lạnh bàn tay, bàn chân cũng như cách khắc phục chứng bệnh này.
Khi thời tiết chuyển lạnh nếu chúng ta không mang tất hay găng tay khi đi ra ngoài trời thì việc bàn chân, bàn tay bị lạnh là chuyện dễ hiểu và đó không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Thế nhưng, có những trường hợp dù đã đi tất, mang găng tay hay ủ trong chăn ấm mà vẫn thấy chân tay lạnh ngắt có thể là biểu hiện của bệnh lý. Thường gặp nhất trong Đông y là chứng thận dương hư.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bàn chân, bàn tay bị lạnh, mà những nguyên nhân này liên quan đến vấn đề sức khỏe của cơ thể.
Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Quách Tuấn Vinh, Chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm Hà Nội, người bệnh có biểu hiện da trắng xanh, đoản khí (nói không ra hơi và cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, ngũ canh tả (đang tả, sáng đau bụng đi ngoài, đi lỏng, đi xong hết đau) thường gặp ở chứng thận dương hư. Nếu biểu hiện lạnh chân, lạnh tay lồng ghép vào các triệu chứng trên thì có thể cho là do chứng thận dương hư.
Chứng lạnh tay, chân còn có thể gặp trong trường hợp viêm tắc động mạch, việc viêm tắc động mạch làm cho lượng máu lưu thông không tốt, làm cho các đầu chi thiếu máu nuôi dưỡng và đồng thời biểu hiện bên ngoài là chân tay cũng lạnh.
Một số bệnh nhân tiểu đường có các rối loạn mao mạch, thiểu năng nuôi dưỡng, các mạch máu lưu thông không tốt cũng có thể có hiện tượng lạnh tay, chân.
Một số cách hạn chế chứng lạnh bày tay ban chân trong mùa lạnh:
- Về ăn uống: Nên ăn các thực phẩm có tác dụng bổ thận dương, các loại hải sản, các loại động vật thân mềm như: sò, trai, hến hoặc các thực vật ấm nóng như: gừng, hạt tiêu, ớt…
- Nên ngâm chân và tay trong nước ấm. Đây là cách để trao đổi nhiệt rất tốt. Nếu có thời gian nên pha thêm một chút muối và gừng đập nhỏ vào nước ngâm.
- Chọn một vài hình thức luyện tạp nhẹ nhành như thái cực quyền, đi bộ, chạy nhẹ.
- Thường xuyên mát xa lòng bàn chân, bàn tay.
Theo Vnmedia