Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Cấp cứu nạn nhân bị điện giật

 Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện, cầu chì, automat ngay lập tức. Tuyệt đối không sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện, không được dùng vật dụng bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Tuyệt đối tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.

Quy trình cứu người bị điện giật: 
1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng là cấp cứu và ngành điện;  
2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện; 
3. Sơ cứu: hô hấp nhân tạo

 

- Nếu nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước, cần đưa ra khỏi vùng nước, sau đó ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng.

 

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát và kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân. Với nạn nhân không có dấu hiệu thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được thì mới dừng lại trong thời gian đợi xe cấp cứu đến.

- Hô hấp nhân tạo bằng cách nới rộng quần áo và dây thắt lưng của nạn nhân, dùng đệm dưới cổ cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, 1 hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực bằng hình thức người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.

- Khi tiến hành sơ cứu ép tim và hà hơi thổi ngạt phải đặt nạn nhân ở nơi thoáng đãng, trên nền cứng, việc đặt trên giường có độ lún sẽ làm cho việc ép tim không có tác dụng.

- Với nạn nhân còn tỉnh, cần kiểm tra mức độ tổn nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Theo ANTĐ

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay