Thời tiết chuyển mùa khiến các bà bầu có sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, hen phế quản, dị ứng, sốt phát ban…
Cảm cúm
Theo các chuyên gia, bà bầu bị cúm phải thực sự cẩn thận bởi một số trường hợp bà mẹ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Đặc biệt, không nên dung thuốc bừa bãi mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cảm cúm ở bà bầu khi giao mùa
Hen phế quản
Hen phế quản là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở. Trên thực tế, khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Bệnh hen phế quản ở bà bầu nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng, tăng tỷ lệ chết chu sinh, đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc: salbutamol dạng xịt, salbutamol dạng uống ngừng
Viêm phế quản
TS.BS. Vũ Đức Định - Bệnh viện E Trung ương trả lời trên trang Sức khỏe và Đời sống cho biết, hen phế quản (HPQ) có lẽ là một trong những vấn đề nan giải nhất hay gặp ở bà bầu với tần suất mắc vào khoảng 4 - 8% số thai phụ. Tiên lượng HPQ ở thai phụ thường tốt đối với những thể nhẹ hoặc trung bình được kiểm soát chặt chẽ và điều trị đầy đủ.
Đối với thể nặng hoặc đáp ứng điều trị kém, HPQ thường để lại nhiều hậu quả cho cả mẹ và con như tiền sản giật, sinh non, trẻ thiếu cân, thai nhi có dị tật, tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.
Đau họng
Trang Khám Phá cho biết, vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, hơn nữa bà bầu sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm họng.
Biểu hiện viêm họng ở đối tượng này cũng giống như viêm họng thông thường, đó là sốt, ho, đau rát họng… Đây là bệnh nhẹ, nhưng các bà bầu cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc, tránh để lại hậu quả xấu cho cả mẹ và con.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng hắt hơi nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi, một số bệnh nhân đồng thời bị ngứa và kích ứng mắt. Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. 20 - 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai, tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ.
Dữ liệu cho thấy viêm mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng.
Sốt phát ban
Thời tiết mùa thu thất thường là thời gian bà bầu dễ bị sốt phát ban nhất. TS.BS. Vũ Đức Định - Bệnh viện E Trung ương cho biết, phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, nếu bị sốt phát ban có thể gây dị dạng thai nhi. Tỷ lệ này có thể lên đến 60%.
Nó có thể gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu bất thường và gây dị dạng cho thai nhi. Để phòng tránh bệnh tốt nhất các mẹ nên chích ngừa trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh sạch sẽ… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Theo SKDS