Thuốc tránh thai không còn xa lạ với các chị em nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về tác dụng của thuốc. Nhiều người cho rằng, thuốc tránh thai có thể tác động tới tất cả mọi thứ từ xương đến não bộ, kể cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Vậy, thuốc tránh thai tác động đến các bộ phận cơ thể tới đâu?
1. Giảm mụn trên da
Thuốc tránh thai từ lâu đã được coi là có thể làm giảm mụn trứng cá trên da. Thực tế, thuốc viên tránh thai kết hợp có tác dụng điều hòa nội tiết sinh dục, làm tăng chất globuline gắn kết với hormone sinh dục, từ đó làm giảm nồng độ testosterone tự do trong máu. Mức độ testosterone tăng sẽ làm tăng lượng bã nhờn sản xuất dưới ra, gây tắc lỗ chân long và dẫn đến mụn. Vì vậy, khi lượng testosterone giảm xuống, nguy cơ bị mụn cũng sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, dùng thuốc tránh thai để điều trị mụn trứng cá thường chỉ nên dùng ở những người có lượng dầu bài tiết ra quá nhiều. Còn nếu do nguyên nhân khác thì bạn cần đi khám để được điều trị đúng bệnh.
2. Không gây tăng cân
Nhiều chị em nhận thấy rằng sau một thời gian dùng thuốc tránh thai thì tăng cân nhanh chóng. Và họ đổ lỗi cho thuốc tránh thai gây ra điều này. Thực tế thì các loại thuốc tránh thai được bán trên thị trường ngày nay thường có hàm lượng hormone thấp nên đã làm giảm đáng kể nguy cơ lên cân cho người dùng.
Các loại thuốc tránh thai này thường có hàm lượng hormome nhất định nên khi uống có thể làm tăng kích thích tố trong cơ thể, dẫn đến giữ nước và tăng các tế bào chất béo hiện có trong cơ thể ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, nó không đủ để khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Vậy nên, nếu bạn tăng cân trong thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày thì cũng không thể quy kết đó là do thuốc này gây ra.
3. Gây loãng xương
Nhiều gười cho rằng những người dùng thuốc tránh thai chứa estrogen liên tục trong 6 năm có thể dẫn tới nguy cơ giảm mật độ xương so với người không dùng thuốc. Theo Tiến sĩ Delia Scholes, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu sức khỏe Seattle thì estrogen có thể kích thích xương phát triển nhưng thuốc tránh thai giữ estrogen ở mức ổn định, vì vậy, chúng ta không xác định được những gì xảy ra với xương khi bỏ uống thuốc tránh thai.
Nói cách khác, mặc dù thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương nhưng không có bằng chứng cho thấy uống thuốc dẫn đến loãng xương hoặc gãy xương.
4. Tăng nguy cơ cực máu đông
Đúng là những người dùng thuốc viên tránh thai có nguy cơ bị máu vón cục cao hơn một chúúco với những người không dùng thuốc. Tuy nhiên, nguy cơ của bạn phụ thuộc vào loại thuốc bạn uống.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh cho thấy phụ nữ dùng thuốc tránh thai chứa progesterone nhân tạo có nguy cơ bị máu vón cục cao gấp 3 lần so với những người khác. Tuy nhiên, nguy cơ này còn phụ thuộc vào lịch sử gia đình và thói quen sinh hoạt của bạn như hút thuốc, uống bia rượu...
5. Nguy cơ ung thư
Có luồng ý kiến cho rằng lượng estrogen trong thuốc viên tránh thai là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Y dược của Anh thì lại chứng minh điều ngược lại. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, chị em có lịch sử gia đình và có lối sống tiêu cực sẽ phải đối mặt cao hơn với nguy cơ ung thư vú chứ không phải do uống thuốc tránh thai. Thậm chí, uống thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng tới 50%, cũng như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hơn 40%.
Theo afamily.vn