Nhiễm HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu biết về bệnh này?
U nhú ở người (HPV) là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất qua đường tình dục, thế nhưng, rất nhiều người vẫn còn hiểu biết mù mờ về bệnh này. Đặc biệt, nhiều chị em đã từng rất thắc mắc về bệnh nhưng lại không dám nói ra. Điều này có thể làm cho họ có những hiểu biết sai lầm về bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến HPV mà hầu như chị em nào cũng đã từng thắc mắc.
1. Chỉ có phụ nữ bị nhiễm HPV?
Thực tế: Đàn ông cũng có thể bị nhiễm HPV. Hầu hết nam giới và phụ nữ có hoạt động tình dục đều bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC). Bất kỳ người nào đang có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm HPV, nhất là trong trường hợp có nhiều hơn 1 bạn tình thì nguy cơ càng cao.
2. Tất cả các chủng HPV gây ra ung thư?
Thực tế: HPV có thể gây ra ung thư hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo, âm hộ... Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV có thể gây ung thư.
Chủng nguy cơ cao của HPV có thể gây ung thư là 16 và 18 - có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Trong thực tế, các chủng này chiếm khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nó cũng có thể gây ra các loại ung thư khác. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer năm 2006 thấy rằng chủng HPV nguy cơ cao có thể gây ra khoảng 5% các loại ung thư trên toàn thế giới.
Nhiễm HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến.
3. Nếu bạn không có quan hệ tình dục, bạn sẽ không bị nhiễm HPV?
Thực tế: HPV có thể lây lan qua tiếp xúc da-da miệng, hậu môn hay âm đạo. Vì vậy, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh dù không quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HPV, nhưng bạn vẫn có thể nhiễm virus nếu có tiếp xúc da với da (cho dù có bảo vệ khi quan hệ tình dục).
4. Có những phương pháp điều trị có sẵn cho HPV?
Thực tế: Mặc dù các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể điều trị các tổn thương tiền ung thư và mụn cóc sinh dục được gây ra bởi nhiễm trùng HPV nhưng không có phương pháp điều trị có sẵn cho các virus gây bệnh này.
5.Tôi đã chủng ngừa HPV, vì vậy tôi không cần phải làm xét nghiệm Pap (pap smear - xét nghiệm tế bào cổ tử cung)?
Thực tế: Ngay cả khi bạn nhận được chủng ngừa HPV, bạn vẫn cần phải nhận được Pap smear thường xuyên để tầm soát ung thư cổ tử cung. Gardasil và Cervarix - là 2 loại vaccine có thể bảo vệ chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao (loại 16 và 18) gây ra ung thư. Tiêm vaccine được đề nghị cho những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn. Cả hai loại vaccine này đều dành cho phụ nữ, nhưng chỉ Gardasil là có hiệu quả cho nam giới.
Theo afamily.vn