Một số thuốc nhóm này như: hydrocortisol, dexamethasol, betametasol, prednisolon, methyl-prednisolon,...
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (non-steroid): (tiếng anh là non-steroid anti-inflamation drugs NSAIDs) là những thuốc tác động vào cơ chế giảm đau ở ngoại biên. Cũng như các thuốc corticoid, các thuốc nhóm này có tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh, làm giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Do vậy, thuốc được dùng điều trị trong hầu hết các chứng đau.
Các tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau chống viêm non-steroid tuy không nghiêm trọng bằng nhóm corticoid nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ đáng lưu ý. Trong số đó, tác dụng trên đường tiêu hóa là đáng ngại nhất. Do thuốc làm giảm sản xuất các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit dịch vị nên chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở đường tiêu hóa bao gồm viêm, loét, thậm chí gây chảy máu dạ dày - hành tá tràng.
Ngành hóa dược đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra các thế hệ thuốc giảm đau chống viêm mới (như chỉ ức chế chất gây viêm và đau mà ít/hoặc không ức chế chất bảo vệ dạ dày) làm hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tuy nhiên hiện nay vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Ngoài tác dụng không mong muốn trên dạ dày, thuốc giảm đau chống viêm non-steroid còn có những tác dụng phụ khác trên gan, thận, máu. Vì vậy cũng như corticoid, khi sử dụng các thuốc này nhất thiết phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Một số thuốc tiêu biểu trong nhóm gồm: paracetamol, aspirin, diclofenac, ibuprofen, celebrex...
Thuốc điều trị đặc hiệu: là những thuốc dùng để điều trị vào cơ chế gây bệnh hoặc điều trị chuyên biệt đối với một bệnh nhất định mà cơ chế tác dụng chưa được biết rõ. Chẳng hạn các thuốc đặc hiệu trong bệnh viêm khớp dạng thấp có metrothrexat, thuốc kháng thấp sinh học...; thuốc đặc hiệu trong bệnh gút có colchicin, allopurinol; thuốc đặc hiệu trong loãng xương có canxi, vitamin D, alendronate...
Các thuốc hỗ trợ: tuy không có tác dụng trực tiếp chống viêm giảm đau hoặc điều trị đặc hiệu nhưng các thuốc hỗ trợ đóng vai trò quan trọng, như thuốc giãn cơ (myonal, mydocalm); các vitamin (B1, B12); thuốc chống trầm cảm (amitriptylin).
Ðau có thể là một cảm giác báo hiệu một tổn thương đang tồn tại, lại vừa mang tính chủ quan tâm lý. Ở khía cạnh tích cực, cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương là một tín hiệu có lợi nhằm báo cho cơ thể phản xạ đáp ứng lại để loại trừ tác nhân gây đau. Người ta ví cảm giác đau có ý nghĩa như “tiếng khóc của một đứa trẻ khi bị đói sữa” hay “tiếng kêu cứu, tín hiệu cấp cứu của một cơ quan bị tổn thương”. Tuy nhiên, cảm giác đau tự nó có thể gây ra các rối loạn tiếp theo và gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi.
Theo cơ chế, người ta phân loại đau thành 3 loại: Ðau do cảm thụ thần kinh. Ðau do nguyên nhân thần kinh và đau do căn nguyên tâm lý.
Theo SKDS