Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, do việc bổ sung thái quá chất dinh dưỡng đã khiến các bà bầu thừa cân trong thai kỳ. Việc bà bầu thừa cân ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thế nào? Thai phụ làm gì để tránh nguy cơ thừa cân?
Với mục đích đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con mà không tăng cân quá nhiều, chị em cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cơ cấu thực phẩm phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, nhưng cần tránh các loại thức ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng... Chỉ nên sử dụng thực phẩm còn tươi sống để chế biến món ăn và thực hiện ăn chín uống chín. Chất đường gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu. Chủ yếu dùng ngũ cốc nguyên hạt để chế biến món ăn. Hạn chế tối đa việc dùng đường, kẹo bánh. Chất béo chủ yếu dùng chất béo có trong cá, tôm, cua, thủy hải sản, dầu thực vật để chế biến món ăn. Hạn chế dùng mỡ động vật, không ăn thịt mỡ. Cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín để đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, calci. Không nên cố bồi bổ, ép mình ăn nhiều món bổ, món béo... vì như vậy sẽ khiến thai phụ tăng cân không cần thiết, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé; sau khi sinh khó lấy lại vóc dáng.
Theo SKDS