Khi mang thai, mẹ bầu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của việc thay đổi hooc-môn dẫn đến một số vấn đề về da gây khó chịu.
Khi mang thai, làn da của các mẹ bầu thường không được hồng hào và thường gặp một số vấn đề như rạn da, phát ban và tấy da... Dưới đây sẽ là 4 vấn đề thường gặp nhất:
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là vấn đề da thường xảy ra trong thời kì mang thai. Bạn có thể thấy trứng cá mọc trên khắp mặt, lưng, vai. Nguyên nhân là do việc mang thai làm gia tăng hooc-môn khiến làm tăng độ dầu cho làn da. Tình trạng này có xu hướng mất đi khi lượng hooc-môn ổn định lại. Thường sự thay đổi này sẽ ngừng lại ở tuần thai thứ 16.
Mẹ bầu không được tự ý điều trị, hoặc dùng các sản phẩm không theo khuyến cáo của bác sỹ vì có thể trong những sản phẩm này có hại cho em bé. Nếu cần thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên viên da liễu trước khi chữa trị mụn trứng cá.
2. Đường linea nigra và nám da
Hooc-môn lên xuống thất thường sẽ làm tăng quá trình sản xuất melanin (sắc tố da) trong cơ thể, có thể làm xuất hiện một đường dọc từ rốn đến phần xương mu gọi là đường linea nigra. Nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng vì nó sẽ mờ dần sau khi sinh.
Đường linea nigra sẽ chạy dọc từ rốn đến phần xương mu.
Sự thay đổi hooc-môn cũng có thể gây nám da. Các đốm đen xuất hiện quanh môi trên, mũi, gò má và trán. Nám da thường phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ, những người có tiền sử gia đình cũng bị nám da và những người có làn da tối. Tình trạng này có xu hướng tăng lên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ở một số phụ nữ, những mảng tối sẽ mờ dần sau một vài tháng sau khi sinh, nhưng có một số người những vết xạm này sẽ không biến mất hoàn toàn".
3. Ngứa sẩn mề đay
Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ hay là phát ban đa dạng.
Ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tuy nhiên, một điều may mắn là ngứa sẩn mề đay không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.
4. Ứ mật sản khoa (OC)
Một số phụ nữ sẽ gặp tình trạng ngứa trong bàn tay và lòng bàn chân, nhưng không có phát ban, và thỉnh thoảng bị vàng da và buồn nôn. Đó là dấu hiệu của ứ mật sản khoa thường xuất hiện trong quý ba của thai kì. Hiện tượng xảy ra này do chức năng gan bị suy giảm, khi dòng chảy bình thường của mật từ gan xuống ruột bị chậm - do lượng hormone quá nhiều. Ứ mật sản khoa không gây nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng máu đông, và nó cũng làm tăng nguy cơ sinh non; vì vậy mẹ bầu cần theo dõi thêm thông qua xét nghiệm máu, siêu âm và kiểm tra nhịp tim.
Theo afamily.vn
Thêm vào đó, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề về da như: vết rạn da; sưng các mạch máu dẫn đến nổi và giãn tĩnh mạch; tăng trưởng tóc và da quá mức, nhưng thường không gây ra các vấn đề quá trầm trọng. Hầu hết các tình trạng này đều là tạm thời và dễ dàng biến mất sau khi sinh bé.