Bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong đó người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỉ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị loãng xương).
Loãng xương hay gọi là xốp xương, tức là tỉ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hoóc-môn sinh dục (oestrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể.
Những nguyên nhân
Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi sẽ dễ dẫn đến loãng xương. Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, bệnh cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương hoặc bệnh mãn tính phải nằm dài ngày hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài. Đặc biệt, ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hoóc-môn oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Vì lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương làm cho khối lượng xương sẽ mất dần dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).
Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi khác (yếu tố nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hoặc hàng ngày ít vận động, hoặc do béo phì.
Có tới 7 nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương: giới tính (tỉ lệ nữ loãng xương chiếm nhiều hơn nam), di truyền, tuổi tác, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoid trong một thời gan dài. Loãng xương sẽ làm cho xương bị yếu đi khi phải chống đỡ các tác động và trọng lực của cơ thể mà hậu quả đưa đến hay gặp nhất là rạn, nứt vỡ và gãy xương.
Theo SKDS