Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Ngộ độc thức ăn cần làm gì?

Mùa nắng nóng là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi sinh vật, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Theo PGS.TS. Phạm Duệ, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai, Hà Nội), tại các cơ sở y tế ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thức ăn. Vì thế, khi lựa chọn đồ ăn, thức uống, mỗi người nên cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi có biểu hiện nghi ngờ ngộ độc thức ăn, cần có các xử trí nhanh chóng và chính xác thì sẽ tránh được và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm - PGS.TS. Phạm Duệ chia sẻ. Trước hết, nếu đang ăn thì phải ngừng ăn, nếu bệnh nhân tỉnh táo cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Theo kinh nghiệm thì cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc, dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.

Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân tiêu chảy nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha nước với gói orezol theo đúng chỉ dẫn trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để chống mất nước cho cơ thể.

Đối với trường hợp có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp này cũng như các trường hợp phát hiện các triệu chứng khác lạ hay nặng cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân suy hô hấp, thở nhanh nông hoặc thở yếu, chậm, thỉnh thoảng lại ngừng thở thì cần hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng hoặc thổi ngạt. Đặc biệt khi có ngừng tim phổi thì cần được hồi sinh tim phổi bằng thổi ngạt và ép tim. Khi vận chuyển bệnh nhân hôn mê, cần để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Chú ý thu nhận và mang theo thức ăn nước uống nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Cách phòng chống ngộ độc

Để phòng tránh ngộ độc thức ăn, cần tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm, người dân cần chú ý từ việc lựa chọn thực phẩm đến khâu chế biến và bảo quản thức ăn, nhất là mùa nóng. Cần lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo đảm chất lượng các sản phẩm. Rửa rau quả với nhiều nước sạch trước khi nấu, chế biến và gọt vỏ trước khi ăn. Không ngâm rau củ quá lâu trong nước (không quá 20 phút). Chỉ bóc vỏ, gọt vỏ, cắt nhỏ (rau, trái cây...) ngay trước khi ăn hoặc chế biến. Thịt, cá rã đông thì nấu ngay và nấu vừa chín. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. Rửa tay sạch trong quá trình chế biến thức ăn.

Theo SKDS

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay