Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Trẻ bị tái nhiễm bệnh tay chân miệng có nguy hiểm?

 Khi trẻ bị bệnh cha mẹ thường rất lo lắng, một trong những thắc mắc mà phụ huynh cũng rất quan tâm đó là trẻ đã bị mắc bệnh TCM rồi có bị tái nhiễm nữa không? Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng bao nhiêu lần? Những lần mắc bệnh sau có nghiêm trọng hơn lần trước không?

Nguy hiểm khi trẻ tái nhiễm bệnh tay chân miệng?

Theo các bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm, trẻ có thể bị mắc bệnh TCM lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn.

Một số người cho rằng, trẻ mắc bệnh TCM lần sau thường bị nhẹ hơn so với lần mắc bệnh trước đây vì trẻ đã mắc bệnh ít nhiều sẽ có kháng thể giúp tiêu diệt mầm bệnh nếu bị nhiễn lần tiếp theo. Một số người khác lại cho rằng, trẻ bị mắc bệnh TCM lần sau thường bệnh nặng hoặc nghiêm trọng hơn lần trước vì cơ thể trẻ quá yếu nên mới bị tái nhiễm bệnh TCM nhiều lần. 

Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, thách thức lớn nhất hiện nay đối với giới chuyên môn là vẫn chưa xác định chính xác về độc tính của chủng virus EV71, về sự tương quan giữa chủng virus E71 và các chủng vi rút khác gây bệnh TCM cho con người với mức độ nghiêm trọng của bệnh, cần tiếp tục thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học sâu hơn, trong đó nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trong cuộc chiến đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Mức độ độ bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Chủng virus gây bệnh TCM mà trẻ bị nhiễm. 

- Trẻ càng nhỏ tuổi khi bị nhiễm bệnh TCM càng dễ bị bệnh nặng, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi, nhóm tuổi có sức đề kháng kém nhất.

- Những bệnh nhân có cơ địa miễn dịch yếu kém như trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (trẻ bị nhiễm HIV/AIDS), trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch liên tục và kéo dài…những trẻ này không may bị nhiễm bệnh TCM có nhiều khả năng trẻ sẽ mắc bệnh nặng và nhiều biến chứng.

Biểu hiện chính của bệnh

 - Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày.

- Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.

- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

- Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông.

- Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.

- Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.

 Chú ý: Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

Biện pháp phòng bệnh

Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, bò lê la dưới đất.

Giữ gìn vệ sinh môi tường sạch sẽ, khử trùng lớp học, nền nhà, dụng cụ, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học tại nhà, cách ly từ 10 – 14 ngày, để hạn chế lây bệnh cho trẻ khác.

 

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay