Trong quá trình phát triển của bào thai nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng có thể xảy ra những bất thường. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu về những trục trặc của sự phát triển cơ quan sinh dục ở trẻ để có thái độ xử lý phù hợp hoặc kịp thời đưa con đi khám và điều trị.
Trong quá trình phát triển của bào thai nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng có thể xảy ra những bất thường. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu về những trục trặc của sự pChăm sóc cho bé trai
Khi bé còn là bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vùng khoang bụng. Chỉ gần tới ngày sinh, chúng mới tụt xuống bìu. Khi mới sinh, em bé của bạn có thể thiếu một, thậm chí cả hai hòn tinh hoàn 2 bên. Gặp trường hợp này, cha mẹ hãy bình tĩnh, bạn chỉ việc chờ đợi, nhưng phải kiên nhẫn vì phải đến một vài tháng sau, 2 hòn tinh hoàn của trẻ mới từ ổ bụng di chuyển dần xuống bìu 2 bên. Tuy nhiên, bạn cũng không thể đợi mãi, mốc giới hạn của nó là đến khi trẻ 2 tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống hết thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ và can thiệp để đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu cho bé.hát triển cơ quan sinh dục ở trẻ để có thái độ xử lý phù hợp hoặc kịp thời đưa con đi khám và điều trị.
Cha mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận cho bé.
Đối với các bậc cha mẹ có con trai lên 2 tuổi, bạn phải kiểm tra xem quy đầu của cậu bé có lộn ra được hay không. Nếu có thì từ khi cháu được 3 tuổi trở lên, mỗi khi tắm cho cậu bé, cha mẹ cần phải lộn ra để rửa phần quy đầu để tránh bị hấp hơi viêm nhiễm từ bên trong. Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn cách rửa quy đầu và thường xuyên nhắc nhở để cậu bé nhớ rằng, rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc, một việc phải làm suốt cả đời người. Bởi đến tuổi dậy thì, các cậu đã có thể có tinh dịch, tinh trùng. Nếu không rửa sạch thường xuyên, bao quy đầu sẽ là nơi phân hủy của tinh dịch tràn ra ngoài đọng lại, khi đó, trẻ có thể bị viêm nhiễm, sinh mủ đau đớn và hôi hám mất vệ sinh. Do đó, dù chưa có tinh dịch, hằng ngày, nước tiểu có thể đọng lại thì việc rửa bao quy đầu vẫn là một công việc vệ sinh bắt buộc đối với tất cả các trẻ trai.
Trong các trường hợp bao quy đầu của trẻ không thể lộn ra do bị hẹp bao quy đầu (Phymosis) hoặc da trong của bao quy đầu kết dính bẩm sinh với quy đầu. Bạn không đáng lo ngại, vì đó chỉ là hiện tượng phát triển chậm hoặc không đồng bộ của các cơ quan sinh dục thời kỳ bào thai. Bạn nhất thiết không được cố lộn bao quy đầu, vì làm như thế trẻ sẽ bị đau và rách chảy máu. Giải quyết tình trạng hẹp bao quy đầu và kết dính bằng cách đưa bé đi khám để được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ bớt da quy đầu và gỡ dính. Sau khi khám cụ thể, bác sĩ sẽ cho bạn biết nên mổ cho cháu vào thời gian nào. Trường hợp bao quy đầu nếu chỉ hẹp một phần thì bác sĩ chỉ cần dùng kéo bấm nhẹ phần da bị hẹp và hàng ngày lộn ra. Nếu thấy đau thì nên hỏi bác sĩ để có một thứ thuốc mỡ thích hợp. Trên thực tế, nhiều cậu bé đã lên 10 tuổi mà vẫn không biết rằng bao quy đầu có thể vận động qua lại được ở quy đầu. Lỗi này là do cha mẹ đã không biết rửa bao quy đầu cho con và không dạy con cách rửa bao quy đầu. Nếu bạn không làm việc này thì bạn cũng không phát hiện được những khuyết tật bẩm sinh của con trai bạn.
Chăm sóc cho bé gái
Các bà mẹ vẫn hay than phiền là chăm sóc con gái khó hơn con trai. Thật đúng như vậy vì cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái “đặc biệt” hơn bé trai nên khi chăm sóc, vệ sinh cho bé gái thường phải rất cẩn thận, tỷ mỉ. Biểu hiện khi viêm nhiễm vùng kín ở bé gái là: bé bị ngứa ngáy, khó chịu, kêu khóc; tiết dịch từ vùng kín màu xanh lá cây, màu nâu...; vùng kín có mùi khó chịu; trẻ bị đái dắt, buốt hoặc đái dầm...
Bé gái còn có thể bị dính môi nhỏ do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường gặp ở các bé gái dưới 6 tuổi, với các triệu chứng: viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu; khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu...
Dị vật âm đạo: trẻ bị tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo xảy ra khi âm đạo của trẻ có dị vật. Triệu chứng gồm: chảy máu âm đạo; dị vật hay gặp nhất là giấy vệ sinh, thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.
Ngoài ra trẻ còn có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn, đặc biệt, “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, quần áo cũ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.
Cách chăm sóc vùng kín của bé gái: dùng khăn vải mềm lau hoặc rửa vùng kín, sau đó lau khô (nên làm 3 lần/1 ngày). Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây truyền những loại vi khuẩn từ hậu môn lan ra âm đạo. Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín của bé, vì sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ. Không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Nên cho trẻ mặc đồ lót vừa, chất liệu cotton thoáng và dễ hút mồ hôi. Giấy vệ sinh, quần lót nên dùng màu trắng để dễ phát hiện sự thay đổi màu. Khi thấy bé gái có các biểu hiện tiết dịch ở vùng kín, ngứa ngáy, ra máu..., các bà mẹ nên đưa bé đến khoa nhi bệnh viện để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong những ngày “đèn đỏ”, cần dạy các em cách chăm sóc bản thân như: đi lại nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Nếu các em bị đau bụng khi có kinh, cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh 1 lần. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới... Chế độ ăn uống phải đủ chất, tăng cường chất đạm, như thịt lợn, thịt bò, tim, gan, trứng..., rau xanh hoa quả chín. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, tiêu ớt, trái cây quá chua...
Theo SKDS