Thai nhi lúc này ít “nghịch ngợm” hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của bé
Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,7kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 42cm.
Bé đã có thể sử dụng cả 5 giác quan. Da bé trở nên mềm mại và mịn màng cho đến khi bé chào đời.
Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.
Mỗi tuần bạn tăng khoảng gần 5 lạng, hơn một nửa trọng lượng đấy tăng vào con bạn. Trong vòng khoảng 7 tuần tới, bé có thể đạt đến khoảng 1/3 hoặc một nửa trọng lượng lúc sinh.
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm”- đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.
Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.
Thai nhi tuần thứ 32 : Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ. - Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của mẹ
Trong tháng tới đây, bạn sẽ phải kiểm tra thai thường xuyên hơn, 2 tuần 1 lần cho tới khi đạt mốc 36 tuần.
Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần, giai đoạn đầu bạn thấy mình không tăng cân nhiều thì đừng quá lo lắng, bởi giai đoạn quan trọng nhất là 3 tháng cuối, lúc này bé mới bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và cần dinh dưỡng nhiều nhất.
Lúc này thai nhi đã khá to. Cho đến khi thai nhi “lọt” thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối, cần hạn chế làm những việc gây tác động lên lưng.
Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.
Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.
Bạn cảm thấy bị ẩm ướt vùng bắp đùi mỗi khi hắt hơi, ho hay cười quá nhiều? Nguyên nhân là do trọng lượng của em bé đè nặng lên các cơ xương chậu của bạn, và càng bị ra nhiều hơn mỗi khi bạn hoạt động. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này bạn phải thường xuyên tập luyện các bài tập cho xương chậu.
Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.
Tổng tăng trọng lượng lý tưởng tính đến thời điểm này của bạn là 11 kg. Do đó, bạn nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa nếu bạn đã tăng đủ cân mà vẫn tếp tục lên cân nhanh.
Lời khuyên hữu ích Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau. Nếu bạn có nhiều thời gian rỗi, bạn hãy nghĩ đến việc lên một danh sách những thứ cần mua cho con bạn sau này và bắt tay vào thực hiện. Chia sẻ cộng đồng Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Những việc cần lưu tâm
Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.
Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?
Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.
Những lo lắng thường gặp
Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?
Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.
Tuần thai này bạn nên làm gì? Nếu bạn đã có một thai kỳ bình thường, bạn có thể gặp bác sĩ hàng tháng. Tuy nhiên vào thời gian này, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn bắt đầu đến khám hai tuần một lần. Điều này sẽ tiếp tục trong bốn tuần tới, và rồi bạn sẽ bắt đầu đến mỗi tuần một lần. Bạn đã quyết định xem bạn có nên lưu lại máu cuống rốn của bé chưa? Bạn có thể thậm chí chưa biết ngân hàng cuống rốn là gì. Máu cuống rốn là máu còn lại trong cuống rốn và nhau sau khi sinh thường bị bỏ đi. Các tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh tương tự như những bệnh mà tủy xương có thể chữa được; tuy nhiên, máu cuống rốn ít bị đào thải hơn. Điều quan trọng là có một hồ sơ bệnh và đánh giá rủi ro để xem có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không. Để thai kỳ thoải mái hơn Tuần qua chúng ta đã bắt đầu nói về các cơn co thắt Braxton Hicks. Nếu bạn bị những cơn co thắt sớm này, sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm nhẹ chúng: • Thay đổi tư thế; nằm xuống nếu bạn đã đứng, hay đi bộ nếu bạn đã ngồi hay nằm • Tắm nước nóng khoảng 30 phút hay ít hơn • Uống hai tách nước, vì các cơn co thắt có thể do bị mất nước • Uống một chén trà thảo dược nóng hay sữa Nếu bất kỳ biện pháp nào trên đây không làm giảm các cơn co thắt, bạn nên liên lạc với bác sĩ của bạn. Dành cho ba của bé Việc bé sắp ra đời có thể bắt đầu khiến bạn sắp đặt lại các ưu tiên. Bạn bắt đầu nghĩ về việc bạn muốn cuộc sống của bạn ra sao trong thời gian bé chào đời và sau này. Nếu bạn dự định có mặt vào lúc bé chào đời, bạn cần lập kế hoạch một chút, nhất là nếu bạn phải di chuyển nhiều vì công việc. Khi bé chào đời, có một số điều bạn có thể làm để bảo đảm rằng bạn có thời gian cho cả bé và mẹ bé không? Có thể làm việc tại nhà trong chừng mực nào đó hay không? Đây chỉ là một số điều cả bạn và cô ấy cần bắt đầu nghĩ đến. Triệu chứng: tăng cân đột biến, nhức đầu dữ dội và mờ mắt. Nhiễm độc thai nghén gây ra bệnh huyết áp cao và có thể ảnh hưởng đến cả bạn và bé yêu trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến sản giật, gây các cơn động kinh, hôn mê, thậm chí gây tử vong cho mẹ và bé. Vì vậy, nếu thấy có những hiện tượng trên, bạn cần nói ngay với bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.Nhiễm độc thai nghén:
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)