Nếu lo lắng về khả năng sinh sớm thì hãy tự tin lên nhé vì hầu hết trẻ chào đời sau 35 tuần tuổi đều khỏe mạnh. Phổi của bé lúc này đã hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình chào đời và nếu có bất kỳ vấn đề gì cũng rất dễ điều trị.
Sự phát triển của bé
Tuần này bé nặng khoảng 2,4 kg. Bé trông khá phổng phao, đặc biệt là 2 cánh tay và 2 chân. Mỡ đang được bồi đắp dưới da để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.
Sự tăng trưởng quá nhanh của bé trong giai đoạn này làm cho không gian trong tử cung mẹ trở nên vô cùng chật chội. Vì vậy, bé không còn cử động nhiều như trước, nhưng nếu bé cử động, đó sẽ là những cú đạp rất mạnh.
Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì đây là thời điểm bắt đầu - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao.
Hệ thần kinh trung ương của bé đã hoàn thiện và phổi của bé cũng đã phát triển gần như toàn vẹn. Đầu của bé, nếu là ngôi thuận, sẽ tựa vào vùng chậu của bạn để chờ chuẩn bị sinh.
Thận của bé đã hoàn thiện. Gan bé cũng có thể xử lý được một số chất thải. Hầu hết các cơ quan chức năng trong cơ thể bé đã hoàn thiện. Trong mấy tuần cuối này, bé yêu của bạn chỉ tập trung vào việc tăng cân.
Đừng quá căng thẳng về nguy cơ sinh non nữa nhé. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối.
Thai nhi tuần thứ 35: Tuần này bé nặng khoảng 2,4 kg. Bé trông khá phổng phao, đặc biệt là 2 cánh tay và 2 chân. - Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của mẹ
Đến những tuần lễ này, bạn vẫn phải đảm bảo hấp thu đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Nếu bé không được cung cấp đủ canxi cho xương của mình, bé có thể lấy canxi từ xương của mẹ, gây ra các bệnh loãng xương và yếu răng ở mẹ.
Cảm giác râm ran và tê dần dần ở xương chậu có thể xuất hiện - đó là do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh ở khu vực này. Cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các lớp học cách mát xa. Nếu cảm thấy ngày càng khó chịu thì cần trao đổi với bác sĩ.
Bạn cũng chú ý luôn gác chân lên cao để tránh bị phù chân và giãn tĩnh mạch.
Kế hoạch hàng đầu
Ngày trọng đại chỉ còn đúng 1 tháng nữa. Nếu dự định sinh bé ở bệnh viện thì đây là thời điểm thích hợp để làm 1 “tour” tham quan bệnh viện nơi bạn dự sinh và tìm hiểu về quá trình chuyển dạ trước khi sinh.
Chuẩn bị đồ dùng sẵn sàng để vào viện.
Lời khuyên hữu ích “Vào những ngày cuối của giai đoạn thai kỳ, trở mình trên giường thực sự là một cơn ác mộng đối với tôi. Tôi đã thử mặc 1 bộ quần áo ngủ rộng rãi chất vải satin và kết quả là cảm thấy việc thay đổi tư thế trở nên dễ dàng hơn”, một bà bầu chia sẻ. Quan hệ cộng đồng Hãy gọi điện cho tất cả các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong giai đoạn đầu mà bạn biết để hiểu thêm về quá trình chuyển dạ và sinh nở sẽ như thế nào; giải quyết mọi lo lắng với đứa con mới sinh như thế nào... Những việc cần lưu tâm
Có thể cho con bú nếu núm vú bị tụt vào trong?
Nguy cơ bị herpes trong quá trình mang thai.
Những lo lắng thường gặp Tôi đang có kế hoạch dọn dẹp, sắp xếp lại ngôi nhà trước khi bé chào đời. Có những lưu ý nào cần ghi nhớ khi sắp chuyển dạ không?
Hãy kiểm tra danh sách những đồ bạn định mang vào viện, những gì cần sắm cho bé.
Nếu quyết định sinh ở bệnh viện thì cần phải kiểm tra tuyến đường sẽ đi, xem tới bệnh viện mất bao nhiêu lâu, có thể bị tắc đường không? Tốt nhất nên hỏi bác sĩ thời điểm nào vào viện là tốt nhất và lựa chọn một bệnh viện gần nhà. Ai sẽ là người đưa bạn tới bệnh viện, nếu người chồng quá căng thẳng thì hãy gọi taxi thay vì để chồng lái xe.
Nhà cửa thì nên thu xếp gọn gàng, sạch sẽ sao cho ít muỗi, kiến và các loại côn trùng có thể “tiếp cận” với bé nhất. Nếu dùng các loại thuốc xịt diệt côn trùng thì nên thực hiện khi nhà không có người và chỉ quay trở lại sau thời điểm phun thuốc là vài giờ.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Từ tuần 35 đến 36 bác sĩ của bạn sẽ có thể bắt đầu khám bạn mỗi tuần một lần đến khi bạn sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đếm các cử động của bé nếu bạn chưa làm. Trường Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo bạn nên đo thời gian cảm thấy 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn. Điều chủ yếu để biết điều này là theo dõi các cử động: • Lý tưởng là bạn muốn cảm thấy ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ • Sử dụng một cuốn sổ tay hay đồ thị đo bé đạp để ghi lại các cử động • Nếu bạn không cảm thấy được 10 cái đạp trong vòng 2 giờ, hãy đợi một vài giờ và thử lại lần nữa • Nếu bạn vẫn không cảm thấy nhiều cử động, hãy đảm bảo đã đọc thông tin của chúng tôi về việc đếm bé đạp và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết. Để thai kỳ thoải mái hơn: Khi ngày sinh bé là còn vài tuần nữa, bạn cần bắt đầu tìm một bác sĩ nhi khoa cho bé. Trao đổi với bác sĩ sản khoa/ bác sĩ phụ khoa hay bà mụ và gia đình, bạn bè để xem họ có giới thiệu bác sĩ nào tại khu vực bạn ở không. Đây là lúc thích hợp để hỏi về các thông tin liên quan về số điện thoại ngoài giờ, đường dây điện thoại y tá, chủng ngừa, các quy định về xếp lịch và hủy lịch hẹn... Dành cho ba của bé: Bạn muốn tham gia vào việc bé ra đời như thế nào? Hãy thảo luận các chọn lựa khác nhau với mẹ bé và bác sĩ. Họ có đồng ý cho bạn cắt cuống rốn hay quay phim sự sinh nở không? Tốt nhất là tìm ra câu trả lời ngay từ trước. Điều này giúp bạn có thời gian cho bất kỳ sự chuẩn bị nào.
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)