Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Các bài thuốc hóa thấp lợi niệu

 Thuốc hóa thấp lợi niệu có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ phù thũng và thanh nhiệt thông lâm.

Do thấp trọc làm ảnh hưởng đến công năng vãn hóa của tỳ vị gây rối loạn tiêu hóa. Do công năng của tỳ vị giảm sút gây ảnh hưởng đến việc vận hóa thủy thấp. Do nước ứ đọng gây tiểu tiện ngắn; ít và phù thũng. Do thấp nhiệt gây bệnh ở bàng quang và đường dẫn niệu làm xuất hiện các chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu, đái ra sỏi, đái đục v.v...(gọi là chứng lâm).

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh các bài thuốc lợi niệu hóa thấp được chia làm bốn loại: phương hương hóa thấp, lợi niệu thâm thấp, thanh nhiệt lợi thấp, ôn hóa thủy thấp.

Cơ chế bài trừ thủy do thâm thấp chủ đề về thủy: tỳ vận hóa thủy thấp; phế thông điều thủy đạo; thận khí hóa ở tam tiêu và bàng quang, vì vậy tùy nguyên nhân và vị trí gây ra bệnh, các bài thuốc hóa thấp lợi niệu thường được tạo thành do các bài thuốc ôn thận, kiện tỳ, tuyên phế, hóa khí phối ngũ với các thuốc lợi niệu trừ thấp.

I. Các bài thuốc phương hương hóa thấp

Do thấp trọc bên trong, làm ảnh hưởng đến sự kiện vận của tỳ xuất hiện các chứng rối loạn tiêu hóa, bụng đầy tức, ợ hơi, ợ chua nôn mửa, ỉa chảy, được dùng các bài thuốc phương hương hóa thấp tạo thành do các thuốc có tinh dầu thơm (phương hương) phối ngũ với các thuốc khô ôn táo thấp như Hoắc hương, Thương truật, Trần bì để chữa.

Bài:TRỪ THẤP KIỆN TỲ

Hoắc hương

40g

Thảo quả

20g

Sa nhân

20g

Đại phúc bì

24g

Nam mộc hương

40g

Cỏ Gấu

28g

Hậu phác

24g

  

Cách dùng:sắc uống hoặc tán hột, ngày uống 20g.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa ỉa chảy do lạnh, ỉa chảy mạn tính.

  • Chữa đau bụng do lạnh (viêm đại tràng mãn, loét dạ dày).

Phân tích bài thuốc:Hoắc hương, phương hương hóa trọc; Sa nhân, Nam mộc hương, Hậu phác, Thảo qủa, Hương phụ, Đại phúc bì là thuốc lý khí kích thích tiêu hóa, tác thấp, cầm ỉa chảy.

Bài 2 :TRỪ HÀN THẤP

Gừng già

40g

Hoắc hương

20g

Quế chi

8g

Đại hồi

12g

Cách dùngtán thành bột uống hoặc sắc uống 20g/ngày.

Ứng dụng lâm sàng: chữa ỉa chảy do lạnh (hàn thấp)

Bài 3:HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN

Hoắc hương

120g

Trâng bì

80g

Tử tô

80g

Bán hạ chế

80g

Bạch chỉ

80g

Hậu phác

80g

Đại phúc bì

80g

Cát cánh

80g

Phúc linh

80g

Cam thảo

80g

Bạch truật

80g

  

Cách dùng: tán thành bột, mỗi lần uống 12 - 16g với nước gừng (2 lát). Đại táo (1 quả) làm thang, hiện nay còn làm viên, hoặc uống thang với liều thích hợp.

Tác dụng: giải biểu hóa trung, lý khí hóa thấp.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa bệnh cảm mạo do lạnh gây ỉa chảy, nôn mửa, hơi rét, sốt nhẹ, đầy bụng, sôi bụng, miệng khát, rêu lưỡi trắng dính.

  • Chữa bệnh ỉa chảy cấp tính, nhưng không nên dùng cho các trường hợp ỉa chảy có sốt cao không sợ rét, rêu lưỡi vàng khô.

  • Chữa bệnh cảm mạo bốn mùa có ảnh hưởng đến tiêu hóa làm nôn mửa, ỉa chảy.

Bài 4:BÌNH VỊ TÁN.

Trần bì

200g

Hậu phác

200g

Thương truật

320g

Cam thảo

120g

Cách dùng: tán thành bột, mỗi lần uống 12g với nước gừng, Đại táo làm thang.

Tác dụng:vận tỳ ôn thấp, hành khí đại trệ.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa chứng tỳ vị thấp trệ gây ỉa chảy, nôn mửa, lợm giọng, miệng nhạt, ăn kém, bụng đầy chướng, người, tay chân mệt mỏi, rêu lưỡi trắng, dầy, dính

  • Chữa mạo cảm do lạnh gây nên nôn mửa, ỉa chảy.

  • Chữa bệnh sốt rét: rét nhiều, sốt ít, mạch nhu uống bài này phối hợp vơi bài Tiểu sài hồ gọi là Sài bình thang.

  • Chữa viêm dạ dày mãn, rối loạn thần kinh chức năng dạ dày, kèm các chứng ngực, bụng đầy chướng, mệt mỏi kém ăn, rêu lưỡi trắng, dầy, dính.

Chú ý:không nên dùng cho phụ nữ có thai.

II . Các bài thuốc thẩm thấp lợi niệu

Thuốc thẩm thấp lợi niệu có tác dụng chữa các chứng ứ đọng nước gây tiểu tiện ít và phù thũng do bàng quang không khí hóa, tùy thận hư không hóa khí thành thủy.

Các bài thuốc được tạo thành do các thuốc ôn thông hóa khí (Quế chi) bổ khí kiện tỳ (Hoàng kỳ, Bạch truật) ôn thận dương (Phụ tử chế) phối ngũ với các thuốc thẩm thấp lợi niệu (Phục linh, Trạch tả, Mộc thông. . . )

Bài 1:NGŨ LINH TÁN

Phục linh

12g

Trạch tả

16g

Trữ linh

12g

Quế chi

8g

Bạch truật

12g

  

Cách dùng:sắc uống mỗi ngày ba lần.

Tác dụng:

  • Chữa chứng ngoại cảm phong hàn, nước đình lai bên trong gây đau đầu, sốt, tiểu tiện ít, phiền khát muốn uống nước, môn mạch phù.

  • Chữa chứng phù do viêm cầu thận cấp, tiểu tiện ít, ỉa chảy hoặc mùa hè nôn mửa, ỉa chảy, tiểu tiện ít.

  • Chữa chứng vàng do nhiễm khuẩn, tiểu tiện vàng ít, thêm nhân trần 20 - 40g gọi là Nhân trần ngũ linh thang.

  • Chữa chứng ỉa chảy nhiễm khuẩn, dùng bài này bỏ Bạch truật, Quế chi gia thêm Nhân trần, Kim ngân hoa.

Phân tích bài thuốc:Phục linh, Trữ linh: lợi niệu thẩm thấp là quân; Quế chi vị ngọt cao ôn hóa bàng quang lợi tiểu tiện và sơ tán nguội tà là thần; Trạch tả: ngọt, lạnh giúp Phục linh Trữ linh lợi niệu, Bạch truật: kiện tỳ táo thấp, vận hóa thủy thấp là tá và sứ.

Bài 2:NGU BÌ ẨM

Tang bạch bì, Trần bì, Vỏ gừng, Đại phúc bì, Phục linh bì: năm vị thành phần bằng nhau

Cách dùngtán thành bột, uống mỗi lần 12g. Hiện tại có thể dùng thuốc thang liều lượng thích hợp.

Ứng dụng lâm sàng

  • Chữa chứng đầu, mặt, chân tay phù thũng, bụng đầy chướng, khó thở, tiểu tiện ngắn ít (viêm thận cấp, mãn).

  • Phụ nữ có chửa bị phù do tỳ hư bỏ Tang bạch bỳ gia thêm Bạch truật còn gọi là bài toàn Sinh Bạch truật thang.

Phân tích bài thuốc: Trần bì, Phục linh bì: kiện tỳ thẩm thấp là quân; Tang bạch bì: túc giáng, phế khí, thông thủy đạo là thần; Đại phúc bì: tiêu chướng hóa thấp; Sinh khuông cay làm ăn thủy khí là tá và sứ.

III. Các bài thuốc thanh nhiệt trừ thấp

Thuốc thanh nhiệt trừ thấp chữa những chứng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái ra dưỡng chất do thấp nhiệt di dịch và hạ trụ ở bàng quang xuất hiện các triệu chứng đau vùng hạ vị, đái buốt, đái ít, đái máu, đái sỏi, đái đục... gọi là chứng tâm.

Các bài thuốc được tạo thành do các thuốc thanh nhiệt trừ thấp (Hoàng bá, Nhân trên, Mã xỉ hiện). Các thuốc thanh nhiệt giải độc (Liên kiều, Kim ngân) phối hợp với các thuốc lợi niệu thông lâm (Hoạt thạch, Sa tiền tử, Mộc thông, Tỳ giải). Các bài thuốc Trừ hoàng đản đã nói ở chương thuốc thanh nhiệt ở tạng phủ. Các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính ở đường tiết niệu. Các tình trạng dị ứng nhiễm khuẩn thường được phối hợp các bài thuốc này với các thuốc dưỡng âm thanh nhiệt (thuốc thanh nhiệt lương huyết và thuốc bổ âm) để chữa.

Bài 1:THUỐC CHỮA VIÊM THẬN CẤP

Mã đề

30g

Thổ phục linh

20g

Cỏ Mãn trầu

20g

Rễ cỏ Tranh

20g

Lá Cối xay

20g

  

Cách dùng: sắc uống

Tác dụngthanh nhiệt giải độc, lợi niệu thẩm thấp.

Chữa:viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp.

Phân tích bài thuốc:Thổ phục linh, cỏ Mần trầu: thanh nhiệt giải độc; Mã đề, lá Cối xay, rễ Cỏ tranh: thanh nhiệt, lợi niệu thông lâm chữa đái ít, đái buốt, đái ra màu.

Bài 2:THUỐC CHỮA ĐÁI RA DƯỠNG CHẤT

Tỳ giải

20g

Ích trí nhân

20g

Thạch xương bồ

12g

Ô dược

12g

Hoạt thạch

12g

  

(Bài Tỳ giải phân thanh âm gần giống bài này gồm 4 vị, Tỳ giải 20g, Ô dược 12g, Ích trí nhân 20g, Thạch xương bồ 12g).

Cách dùng: sắc uống.

Tác dụng: thanh nhiệt trừ thấp, ôn thận

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa đái ra dưỡng chất (Cao lâm), đái đục.

  • Bài này thêm bài Lục vị hoàn, Hoàng ba, giảm ô dược chữa viêm tiền liệt tuyến mạn tính thể âm hư có kết quả tốt, nếu thể dương hư dùng với bài Thận khí hoàn.

  • Phối hợp với bài Lục vị hoàn chữa viêm bàng quang mãn.

Bài 3: BÁT CHÍNH TÁN

Mộc thông, Cù mạch, Sa tiền, Sơn tri, Biển súc, Hoạt thạch, Trích cam thảo, Đại hoàng: thành phần các vị bằng nhau.

Tác dụng:thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa viêm bàng quang, đái buốt, đái rắt, đái ra máu.

  • Chữa sỏi đường tiết niệu.

  • Chữa viêm đường tiết niệu.

Phân tích bài thuốc: Mộc thông: lợi thủy giáng hỏa, Cù Mạch: lợi thủy thông lâm là quân; Biển súc, Sa tiên tử, Hoạt thạch, Đăng tâm: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm lợi khiếu là thần; Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt tả hỏa tiết nhiệt xuống dưới là tá; Cam thảo là sứ có tác dụng điều hòa và chỉ thống.

Bài 4:LỤC NHẤT TÁN

Hoạt thạch sáu phần, Cam thảo 1 phần

Cách dùng:tán nhỏ mỗi ngày dùng 12 - 40g. Chữa chứng sốt cao, sốt về mùa hè, tiểu tiện đỏ sáp, tâm phiền, miệng khát, có khi có ỉa chảy.

IV. Các bài thuốc ôn hóa thủy thấp

Thuốc ôn hóa thủy thấp để chữa các chứng phù thũng, đàm ẩm, cước khí do thấp theo hàn hóa ra dương khí hư sự khí hóa nước giảm sút mà sinh ra.

Bài 1:THỰC TỲ ẨM

Hậu phác

6g

Thảo quả

8g

Bạch truật

8g

Đại phúc bì

12g

Mộc qua

8g

Phụ tử chế

8g

Mộc hương

12g

Bạch linh

12g

Cam thảo

2g

Can khương

6g

- Cách dùng: sắc uống

- Tác dụng:ôn dương, kiện tỳ, hành khí, hóa thủy.

- Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa viêm thận mãn, chân tay lạnh.

  • Chữa viêm đại tràng mãn, gây ỉa chảy mạn tính gây phù dinh dưỡng, phù do suy tim.

- Phân tích bài thuốc: Phục linh và Bạch truật: kiện tỳ táo thấp; Hậu phác, Mộc hương, Đại phúc bì: hành khí lợi niệu; Can khuông, Thảo quả, Phụ tử chế: ôn dương trừ hàn, Mộc qua: trừ thấp.

Bài 2BỔ THẬN TIÊU THŨNG

sừng Nai hươu

4kg

Thỏ ty tử

2kg

Trần bì

40g

Gạo nếp

1kg

Bột cúc tán

1kg

Mật

3,5kg

Cách dùng:tán thành viên, ngày uống 12g.

Chữa:phù do thiếu sinh tố B1, phù do thận hư nhiễm mỡ.

Bài 3:KÊ MINH TÁN

Binh lang

7g

Hạnh Tử tô

12g

Trần bì

4g

Cát cánh

20g

Mộc qua

40g

Sinh khương

20g

Ngô thù

8g

  

Cách dùng: tán thành bột, sắc uống lúc đói, chia làm 3 - 5 lần uống (uống lúc sáng).

Tác dụngtuyên tán thấp tà, hạ khí giáng trọc.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Chữa thấp cước khí: chân phù nặng vô lực, cử động trở ngại vô lực, tê lạnh đau, phong thấp đi xuống dưới, bàn chân đau tê rút, phù thũng.

  • Chữa chứng cước tay chân do lạnh: chữa phù do thiếu sinh tố B1; chữa phù do giun chỉ (bệnh chân voi, viêm tinh hoàn do giun chỉ).

Phân tích bài thuốc:Binh lang: hành khí trừ thấp; Mộc qua: đi xuống dưới trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc, hai vị thuốc chủ yếu chữa thấp cước khí là quân; Ngô thù trừ hàn giáng trọc; Trần bì dùng liều cao hành khí táo thấp tiêu thũng là thần; Tử tô và Gừng: tiêu tán thấp tà, trừ phong tán hàn là tá; Cát cánh: thông xuống khí trệ ở thượng tiêu để hành khí, táo thấp là sứ.

Chú ý: dùng bài này có thể có phản ứng phụ: nôn nao, ngứa.

CÁC BÀI THUỐC KHÁC

Linh, Quế, Truật, Can thang:Phục linh 16g, Quế chi 12g, Bạch truất 12g, Trích Cam thảo 18g: Sắc uống ( nữa chứng đàm ẩm. Chữa chứng giãn phế quản mạn tính, có nước màng tim (thêm Hoàng ký, Phòng kỳ, Đảng sâm).

Chân vũ thang: (ôn dương lợi thủy): có tác dụng ôn dương lợi thủy chữa chứng phù do viêm thận mãn, phù ở người già thể tỳ thận dương hư. Đã nêu ở bài thuốc trừ hàn.

(Theo cimsi)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay