Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật để chữa cận thị đã có từ lâu. Phương pháp mổ khúc xạ đã phát triển rất nhanh với những cuộc cách mạng về phẩu thuật khúc xạ đạ giúp ích cho hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tật khúc xạ. Có rất nhiều phương pháp phẩu thuật khúc xạ.Mỗi kỹ thuật có những ưu-khuyết điểm riêng. Nhưng càng về sau này, kỹ thuật mổ khúc xạ ngày càng hoàn hảo.

Trong số các tật khúc xạ, cận thị chiếm nhiều nhất ( khoảng 25% số người lớn trên thế giới ). Đã có rất nhiều nghiên cứu cho biết, tỷ lệ cận thị nặng cao ở giới trí thức. Ngoài ra, tỷ lệ này rất cao ở Hồng Kông, Đài Loan. Ở TP. HCM trong một nghiên cứu mới đây của Hội Nhãn khoa thành phố cho thấy, tỷ lệ này rất cao ở các trường đại học, các trường chuyên cấp III. Và ở trên thế giới thì tỷ lệ cận thị cũng cao hơn so với trước kia. Người ta nghĩ rằng, tần suất cận thị tăng cao một phần là do yếu tố môi trường như làm việc gần mắt nhiều với sự ohát triển của máy vi tính và việc đeo kính có thể chưa đúng ở một số người.

Khi bạn bị cận thị và bạn không muốn đeo kính gọng hay kính tiếp xúc khi đi chơi hay hoạt động thể thao, bạn nghĩ đến việc mổ để chữa cận thị. Phẩu thuật để chữa cận thị thường mang tính do chủ quan tức là tự ý bạn muốn mổ để tiện lợi trong công việc hay yếu tố thẩm mỹ chứ không phải về vấn đề sức khoẻ.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẩu thuật và mỗi loại phẩu thuật lại thích hợp với một loại độ khúc xạ nào đó. Mỗi phương pháp điều có những ưu khuyết điểm riêng tuỳ theo độ khúc xạ và cũng tuỳ thuộc vào người bệnh.

Phương pháp mổ bằng Laser Excimer với 3 kỹ thuật chính là:

  • PRK : Không làm nắp.
  • LASIK : Làm nắp giác mạc, cắt vạt.
  • LASEK : Bóc vạt biểu mô.

Laser Excimer là gì ?

Đây là loại laser vận hành bởi hỗn hợp khí argon và fluorid cho ra một bức xạ tử ngoại có độ dài sóng 193 nm ( namo mét ). Khi chiếu vào mắt làm bốc hơi các phân tử của giác mạc. Do đó, làm mỏng giác mạc. Như vậy, Laser Excimer có thể coi như một con dũa để bào mỏng và gọt giác mạc theo hình thể mình muốn để chữa cận thị, viễn thị và loạn thị.

Phương pháp PRK là gì ?

PRK là chữ viết tắt của Photo Refrac-tive Keratectomy, có nghĩa là dùng laser cắt giác mạc để chữa tật khúc xạ. Phương pháp này được FDA ở Hoa Kỳ công nhận năm 1995.

Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác. Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở mức độ khác nhau. Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D.

Nguyên tắc của phương pháp này là nạo bỏ hết lớp biểu mô giác mạc, sau đó dùng laser để bào mỏng. Mặc dù, PRK đã cho những kết quả tốt, nhưng vì không có lớp biểu mô che chở phía trước ( đã nạo bỏ ) nên bệnh nhân thấy đau, vết mổ lâu lành và thị lực phục hồi lâu. Vì vậy, người ta đổi sang phương pháp LASIK. 

Phương pháp LASIK là gì ?

LASIK là chữ viết tắt của Laser Insitu Kenatomileusis.Phương pháp này tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng. Thị lực phục hồi sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này.

Người ta dùng dao vi phẩu cắt giác mạc để làm một nắp ( vạt ) giác mạc, chừa lại một bản lề. Vạt này được lật lên sau đó dùng laser để bào mỏng giác mạc theo với độ muốn sửa. Khi laer làm xong đậy nắp vạt lại mà không cần phải khâu. Phương pháp này có lợi điểm hơn PRK là ít đau, mau lành, thị lực phục hồi nhanh. Nhưng có khuyết điểm chính là dễ gây những biến chứng về vạt vì phải dùng dao để cắt vạt làm thủng vạt, vạt cắt không hoàn toàn…hoặc những biến chứng về vạt sau này như nhăn vạt, viêm v.v…

Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ.

Phương pháp LASEK ( bóc vạt biểu mô ) là gì ?

LASEK là chữ viết tắt của Laser Assisted/ Sub – Epithelial Keratomileusis. Đây là hậu thế của phương pháp LASIK. Phương pháp này dùng alcool để bóc một lớp vạt bằng biểu mô, không phài dùng dao như LASIK. Sau khi bóc lớp biểu mô, lật vạt lên và khi laser xong ( dùng laser bào mỏng giác mạc theo ý muốn sửa ) thì đậy vạt lại, đặt kính tiếp xúc.

Phương pháp bóc vạt biểu mô phối hợp những lợi điểm của PRK và LASIK, đồng thời loại bỏ được hầu hết những biến chứng của hai phương pháp này.

Ưu điểm của LASEK ( bóc vạt biểu mô ) so với PRK và LASIK là gì ?

So với PRK : bóc vạt ( LASEK ) có lớp vạt che chở sau khi laser xong, nên bệnh nhân ít thấy đau đớn hơn và thị lực phục hồi nhanh hơn.

So với LASIK : bóc vạt biểu mô không phải dùng dao mà chỉ tác động vào mặt ngoài của giác mạc nên mổ được độ cận thị cao hơn, an toàn hơn và không có những biến chứng khi phải làm vạt và biến chứng của bản thân vạt sau này. Với kỹ thuật bóc vạt thì chỉ 4 hay 5 ngày sau, vạt biểu mô hoàn toàn được tái sinh nên duy trì được sự toàn vẹn của giác mạc. Ngoài ra, phương pháp LASIK khi dùng dao để cắt vạt giác mạc thì cũng cắt luôn những dây thần kinh giác mạc, do đó gây khô mắt. Khi bị khô mắt, người bệnh thấy mắt bị rát bỏng rất khó chịu. Vì vậy, những người có tật khúc xạ bị khô mắt thì mổ phương pháp bóc vạt là tốt nhất.

Sau phương pháp LASEK ( bóc vạt biểu mô ) là phương pháp gì trong tương lai ?

Hiện nay, một biến thể của phương pháp bóc vạt được gọi là EPI-LASIK đang được nghiên cứu. Kỹ thuật này dùng một dụng cụ giống như dao để bóc lớp biểu mô mỏng, tạo một vạt biểu mô giống như bóc vạt. Phương pháp LASEK ( bóc vạt ) là dùng alcool để bóc, còn EPI-LASIK dùng dụng cụ để bóc. Phương pháp này khác với LASIK ở chỗ LASIK dùng dao cắt vào mô giác mạc, bề dày khoảng 130 – 160 micron, còn EPI-LASIK thì dùng dụng cụ cắt vào lớp biểu mô, bề dày khoảng 50 micron. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh mổ xong ít đau hơn và phục hồi nhanh hơn bóc vạt bằng alcool một chút. Nhưng bất là vẫn dùng dụng cụ để cắt, tuy không gây biến chứng như LASIK, nhưng cũng có những phức tạp riêng khi sử dụng dụng cụ này. Hiên nay, ở Việt Nam kỹ thuật bóc vạt biểu mô ( LASEK ) đã được thực hiện thường xuyên tại Medic Optic – Bệnh viện 175 và tại TP. HCM, chỉ nơi này mới có thực hiện kỹ thuật LASEK mà thôi.

Chỉ định phẫu thuật

1.     Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân:

·       Cận thị: -1D đến – 20D

·       Viễn thị: +1 đến +10D

·       Loạn thị: 1D đến 7 D

2.     Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên

3.     Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)

4.     Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính, hoặc lí do khác.

Chống chỉ định

1.     Đang có các bệnh cấp hoặc mnhững tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…

2.     Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…

3.     Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú.

4.     Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật

-        Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi

-        Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

-        Đến khám lại theo hẹn:

·       Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ

·       Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày.

·       Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường.

(Theo BS. Nguyễn Cường Nam // Nhip cau y khoa)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay