Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Bệnh tim mạch - Phòng ngừa và điều trị - (Phần 6) - Giao lưu trực tuyến

39. Nguyễn Thị Ngọc Bích - 325 Huỳnh Tấn Phát, Q.7 – 87211.. - dtxdtt@hcm.vnn.vn

Tôi có đứa cháu khi mới sinh, siêu âm tổng quát phát hiện cháu bị hẹp nhẹ van động mạch phổi, BS siêu âm bảo không cần điều trị. Hiện nay cháu được 9 tháng tuổi, hàng tháng cháu đều tăng cân, da cháu hồng không bị tím. Như vậy bệnh của cháu có cần phải điều trị không?

Trả lời:


Hẹp van động mạch phổi nhẹ không gây triệu chứng thì chưa cần điều trị ngay.

Bạn nên đưa cháu đến khám và theo dõi định kỳ tại khoa tim mạch các bệnh viện nhi.

40. Hạnh Tâm - Q.5

Tôi bị cao huyết áp không rõ nguyên nhân khám sức khỏe tổng quát nhiều năm nay có các chỉ số xét nghiệm máu, siêu âm, điện tâm đồ... đều nằm trong giới hạn bình thường.2 năm nay BS cho tôi uống thuốc Atenolol 50mg, mỗi ngày 1/2 viên thì HA ở mức 120/80, thỉnh thoảng cách 1 ngày tôi uống 1 lần, nhưng nếu không uống thuốc liền mấy ngày thì HA lên 140/90. Vậy tôi có nên uống thuốc này suốt đời không có chế độ tập luyện và ăn uống như thế nào để không phải dùng thuốc không? Tôi nghe nói có cách tập thở giúp ổn định huyết áp, tôi có thể theo cách này không Xin BS trả lời giúp ạ. Xin cảm ơn BS. Năm nay tôi 42 tuổi - nữ.

Trả lời:

Tăng huyết áp nếu không kiểm soát được bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thì cần phải điều trị bằng thuốc liên tục, đều đặn, suốt đời. Giá trị và lợi ích của của các phương pháp tập thở như bạn nói hiện nay không rõ ràng lắm.

41. Nguyễn Thị Hương - 116 Tuyên Quang, Phan Thiết, Bình Thuận – 09834202.. - giothombuon@yahoo.com

Cách đây một năm cháu khám bệnh ở Bệnh viện Hòa hảo và phát hiện cháu bị hở van tim 2 lá nhỏ hơn 1/4 hở tất cả là 3 van và thiếu máu vành cơ tim trước đó cháu bị rối loạn thần kinh thực vật. Sau khi siêu âm BS cho cháu toa thuốc uống và hẹn tái khám nhưng do điều kiện cháu chưa đi khám được. Lúc nhỏ cháu bị bệnh khớp và sau này BS nói cháu bị viêm đa khớp mãn tính. Hiện nay cháu vẫn hay bị hồi hộp,tim đập rất nhanh hay bị giật mình và thỉnh thoảng tim cháu rất đau,nhói lên từng đợt, đầu choáng và mắt tốii lại .Cháu xin hỏi BS là như vậy có phải bệnh cháu đã nặng thêm không, vì cháu không có người thân ở trong này nên cháu rất lo,cháu phải ăn uống và điều trị như thế nào.hiện nay cháu rất ốm, chỉ 38kg thôi.xin BS cho cháu lời khuyên và cách điều trị.Để cháu có phương pháp điều trị tốt nhất.Cháu xin chân thành cám ơn

Trả lời:


Trước hết tôi muốn nói với cháu rằng hở van 2 lá nhỏ hơn ¼ với van tim mềm mại thì không nguy hiểm và có thể gặp ở một số người bình thường. Với các triệu chứng mà cháu đã kể tôi nghĩ có thể do một bệnh thường gọi là rối loạn thần kinh thực vật. Cháu cần có chế độ nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý và tới các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để kiểm tra lại.

42. Nguyễn Thành Sự - Quảng Ngãi – 09134911..


Hiện nay tôi 50 tuổi. Tôi ngủ hay giật mình, đôi lúc hồi họp, huyết áp không ổn định luôn giao động lúc 140/110 lúc 130/80 như thế có ổn không?

Trả lời:


Bạn đã bị tăng huyết áp, tôi nghĩ bạn cần tới bác sĩ tim mạch để được điều trị và được hướng dẫn các chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

43. Nguyễn Bá - 193 A Lý Chính Thắng Quận 3, TPHCM – 84364.. - nguyenbahiet@oshvn.org


Tôi 50 tuổi, đã điều trị bệnh huyết áp cao được 3 năm, nay vẫn đang điều trị, huyết áp thường xuyên 135/85. Tôi muốn tư vấn cách phòng ngừa, nơi điều trị thường xuyên tốt nhất. Tôi bị viêm gan siêu vi B, nhưng chưa phải điều trị theo Bác sỹ của viện Pasteur TPHCM, muốn điều trị huyết áp cao nhưng không ảnh hưởng xấu đến gan.

Trả lời:

Bạn phải uống thuốc điều trị huyết áp thường xuyên liên tục và điều trị suốt đời, bên cạnh các biện pháp dùng thuốc còn áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như chế độ ăn (ăn lạt, cử mỡ…), tập thể dục… Bạn có thể đến khoa tim mạch của các bệnh viện để được theo dõi và điều trị thích hợp theo tình trạng bệnh lý kèm theo của bạn.

44. Bạn đọc ở Đồng Nai


Tôi bệnh tim từ 3 năm nay, thường uống Plavix, tuy nhiên mới đây khi đi khám bệnh bác sĩ lại thay bằng Clopilet 75mg. Xin hỏi Clopilet có giống Plavix hay không? Tôi có nên đổi lại uống Plavix không?

Trả lời:

Plavix và Clopilet có cùng hoạt chất là Clopidogrel. Tuy nhiên theo tôi được biết, hiện nay chỉ mới có Plavix được bộ y tế cho phép lưu hành tại Việt nam

45. Trần Thịnh-TPHCM

Vừa qua người nhà tôi cấp cứu ở Viện Tim, bác sĩ cho biết đây là tình trạng huyết khối do xơ vữa động mạch. Xin GS cho biết vì sao bị xơ vữa động mạch, hậu quả của huyết khối là gì, có thể phòng ngừa được không?

Trả lời:

Quá trình lão hoá và tổn thương động mạch gây sự tích tụ các phân tử Cholesterol đặc biệt là LDL_Cholesterol tạo thành mảng xơ vữa. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não, bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng Cholesterol trong máu, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động...Nếu mảng xơ vữa vỡ sẽ kích thích tạo huyết khối và cục huyết khối này sẽ gây tắc mạch gây ra nhồi máu cơ tim cấp nếu là tắt ở động mạch vành,, tai biến mạch máu não nếu là tắt ở động mạch não...

Để phòng ngừa, cần điều trị tốt các yếu tố nguy cơ trên.

46. Thanh Vân-Huế

Trong một bài báo mới đây trên Báo NLĐ, có ý kiến của GS về việc đặt stent trong điều trị nhồi máu cơ tim. Vợ tôi 55 tuổi, vừa được đặt stent ở Bệnh viện Trung ương Huế, xin GS cho biết cần phải làm gì để có kết quả sau khi đặt stent động mạch vành? Cần có chế độ dùng thuốc và sinh hoạt như thế nào? Đặt một stent hay nhiều stent có gì khác nhau, ảnh hưởng đến sức khoẻ ra sao?

Trả lời:

Sau khi đặt stent mạch vành, vợ bạn cần uống thuốc đều đặn, không tự ý ngưng thuốc, phải được tái khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tránh làm việc quá sức trong vòng 1 tháng sau đặt stent, ngoài ra cần có chế độ ăn uống, tập thể dục phù hợp tùy theo tình trạng bệnh lý của vợ bạn. Nếu có tổn thương nhiều nhánh mạch vành thì cần phải đặt nhiều stent mới giải quyết toàn bộ tổn thương; Nói chung việc đặt nhiều stent không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

47. Vo Van Dung - 135 phan dinh phung, hu
e

Toi thuong hay bi dau that o nguc trai. Trieu chung bieu hien la dau that, nhoi buot nhu co vat nhon dam vao, dac biwet la luc cang thang.Xin hoi ve sau co tro ngai gi không?

Trả lời:

Bạn nên đến khám tại một phòng khám tim mạch. Nếu bạn bị bệnh mạch vành thì không chỉ về sau mới có trở ngại mà ngay từ bây giờ đã có trở ngại rồi.

48. nguyen thi ngoc anh - tan phu - nguyen_ngocanh65@yahoo.com - 40827..


Huyet ap cao 15, 16. thi bac sy bao phai uong thuoc deu dan moi ngay.neu ngay nao do thay huyet ap 12/8 hoac thap hon thi co uong thuoc nua khong neu huyet ap cao 14, 15, 16 thi co di may bay sang my 18gio co duoc ko neu huyet ap duoi 12/8 thi phai lam sao khi di may bay

Trả lời:

Thuốc bạn dùng cũng giống như thực phẩm bạn ăn hằng ngày hay xăng bạn phải đổ cho xe của bạn. bạn còn ăn đủ các bữa trong ngày thì no. Bạn bỏ 1 cữ ăn là đói liền. Bạn còn đổ xăng thì xe bạn còn chạy. bạn ngưng đổ xăng là xe hết chạy. Tương tự bạncòn uống thuốc hạ áp thì còn kiểm soát được huyết áp, bạn ngưng uống thuốc dù chỉ 1 lấn là huyết áp tăng cao trở lại liền. Điều trị huyết áp cao là điều trị lâu dài, càng lâu càng tốt mà lâu nhất để có hiệu quả tốt nhất là điều trị suốt đời. Chỉ khi nào bạn không ăn nữa mà vẫn sống được, không cần đổ xăng mà xe vẫn chạy được thì bạn mới không cần uống thuốc nữa mà huyết áp vẫn tốt. Nếu bạn uống thuốc đều đặn, huyết áp được kiểm soát tốt thì bạn không khác gì người không bệnh. Tỉ lệ tai biến tim mạch tỉ lệ thuận với trị số huyết áp nên trên phương diện tim mạch huyết áp càng thấp càng tốt, miễn đừng thấp hơn 9/6cmHg và không có triệu chứng khó chịu, do đó huyết áp dưới 12/8cmHg và trên 9/6cmHg thì càng tốt chứ có sao đâu?

49. Bùi Phan Duy - Q.Tân Phú, TP.HCM - 09086571.. - buiphanduy@yahoo.com

Thưa BS. Em 26t, công việc của em là Kỹ sư Xây Dựng, xin BS chẩn đoán sơ bộ hoặc cho lời khuyên về trường hợp của em như sau:Em không làm chủ được bản thân, thường hay bị hồi hộp. Đi khám bệnh BS cho siêu âm tim màu Doppler, xét nghiệm T3, T4 và một số xét nghiệm máu cơ bản khác; tất cả đều bình thường, chỉ có đo điện tâm đồ là không bình thường: nhịp xoang nhanh. Cuối cùng BS chẩn đoán em bị Rối loạn cường giao cảmUống thuốc nhưng không thấy tác dụng nào đáng kể. Trong cuộc sống bình thường, nhịp tim của em vẫn nhanh hơn những người khác thông qua việc bắt mạch nhưng không cảm thấy mệt. Mong nhận được lời khuyên cũng như hướng dẫn bước đầu của BS. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Qua các dữ liệu mà bạn cung cấp chúng tôi nghĩ bạn bị cường giao cảm. Tình trạng này không nguy hiểm. Việc điều trị cũng tương đối đơn giản, chỉ cần điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với bạn. Việc tìm liều lượng thích hợp cho 1 bệnh nhân cụ thề là việc dò dẫm, không thể áp dụng một công thức máy móc cho tất cả mọi người. Do đó bạn cần phải kiên trì đi khám nhiều lần để bác sĩ có thể dò tìm liều thuốc thích hợp cho bạn.

50. tran nhu thoa - nhutdaide@yahoo.com.vn - 0985889489

Ba tôi đã nông một động mạch vành thì tương lai có khả năng bị hẹp động mạch vành khác không?

Trả lời:

Xơ vữa động mạch là 1 biểu hiện của quá trình lão hóa nên càng lớn tuổi, tổn thương xơ vữa sẽ càng nhiều và càng nặng. Do đó người chưa bị bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch trong tương lai sẽ bị, người đã bị và được nong 1 lần tương lai sẽ bị chổ khác và sẽ phải nong chổ khác. Tuổi thọ con người là tuổi thọ của mạch máu. Đoạn đường này không ai không phải trải qua.
 

(Theo Nguoilaodong Online)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay