Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Viêm gan B và thai nghén

 Nhiễm virut viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Không chỉ người mẹ phải đối mặt với những nguy hiểm của bệnh viêm gan mà còn có thể truyền bệnh cho con. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần hiểu về cách phòng bệnh để tránh nguy cơ nhiễm virut viêm gan B.

 
Nguy hiểm cả mẹ lẫn con
 
Khi mang thai cơ thể thai phụ có nhiều biến đổi do tình trạng thai nghén gây nên, nhất là khi gan đã có bệnh. Sức đề kháng giảm, nên tình trạng bệnh tật của người mẹ sẽ nặng hơn dễ bùng phát đợt viêm gan cấp, khiến cho việc nuôi dưỡng thai nhi sẽ ảnh hưởng. Trước hết là quá trình hấp thụ dinh dưỡng, theo các nghiên cứu, quá trình mang thai nhiễm bệnh thì tỷ lệ thấp cân khi sinh và đẻ non ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV cấp cao hơn bình thường. Mặt khác, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh lên tới 60%. Ngoài ra, người mẹ cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác. 
 
Nếu người mẹ tái phát các đợt viêm gan cấp sẽ dẫn đến tình trạng chức năng gan bị suy giảm nhiều hơn, có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất của viêm gan là teo gan, thậm chí mất hết các yếu tố đông máu, hoặc làm cho băng huyết không cầm được khi sảy thai hoặc trong quá trình chuyển dạ sinh đẻ. Cơ thể cũng không còn khả năng chống độc nên dẫn đến hôn mê do nhiễm độc gan.
 
Xác định bệnh cách nào?
 
Virut viêm gan B tồn tại trong máu, sữa mẹ, nước bọt, dịch mật, và một số các dịch tiết của cơ thể. Nhưng bệnh lây truyền chủ yếu theo đường máu thông qua quan hệ tình dục, tiêm truyền (chung bơm kim tiêm), và đặc biệt là mẹ truyền cho con khi sinh đẻ. Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con, để biết mình có mang virut viêm gan B hay không cần được làm xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên bề mặt của virut (thường được gọi là xét nghiệm HbsAg).
 
Phòng bệnh
 
Hiện nay, tiêm phòng vắc- xin viêm gan B để phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Việc tiêm phòng vắc- xin viêm gan B đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, đối với các trẻ mới sinh từ các bà mẹ mang virut viêm gan B thì ngay khi sinh ra cần tiêm ngay cho trẻ một mũi huyết thanh HBIG (là một loại globulin miễn dịch có tác dụng trung hòa virut viêm gan B), rồi sau đó tiêm phòng cho trẻ vắc - xin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Với người trưởng thành và các bà mẹ mang thai cũng nên tiêm phòng vắc - xin nếu sau khi làm xét nghiệm HbsAg có kết quả âm tính.
 
Ngoài việc tiêm phòng vắc- xin viêm gan virut B, cần tránh bị lây nhiễm như khi tiêm, chích, cạo râu, bàn chải răng... phải dùng riêng. Phải bảo đảm an toàn trong quan hệ tình dục, tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.  Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
 
Theo SKDS

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay