Hãy chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn ổn định để sẵn sàng chào đón bé yêu.
Tuần thứ 33
Không chỉ những người mới làm mẹ mà hầu hết phụ nữ trong giai đoạn này bắt đầu có những dự tính về tương lai sau khi em bé ra đời. Những tưởng tượng, những ước mơ, và hy vọng trong những tháng qua sắp trở thành hiện thực. Một vài người nghĩ đến việc sẽ quay trở lại công việc như thế nào, một số khác lại quan tâm đến việc làm sao để vừa ăn uống đủ chất có sữa cho con bú lại vừa khôi phục vóc dáng nhanh chóng.
Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,9kg và cao khoảng 43cm.
Tuần thứ 34
Bạn sẽ tăng cân nhanh vào khoảng thời gian này: tăng từ 10- 12 kg,thậm chí đến gần 20kg, so với khi chưa có em bé. Bạn nên mua loại áo ngực có kích cỡ lớn, vừa vặn hơn để đảm bảo mình thấy thoải mái, dễ thở. Đừng quên tập các bài tập giảm đau và thư giãn bạn học được ở các lớp tiền sản. Bạn càng quen với những bài tập này bao nhiêu, việc lâm bồn sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
Sang đến tuần thứ 34, những cử động mạnh, những cú đạp của bé cũng đã giảm. Thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời khi thấy những bất thường.
Tuần thứ 35
Điều cần thiết trong tuần thai này là bạn hãy ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn ổn định để sẵn sàng chào đón bé yêu. Dù bạn cảm thấy thân thể vô cùng nặng nề, bụng sa xuống cũng phải nhớ giữ thói quen tập thể dục nhẹ nhàng nhé.
Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối. Một số bé đã có thể chào đời ở thời điểm này và rất khỏe mạnh nhưng một số khác thì vẫn “thich” nằm trong bụng mẹ thêm 1,2 tuần nữa.
Tuần thứ 36
Vì bé có thể chào đời bất cứ lúc nào nên bạn luôn phải có kế hoạch sẵn sàng. Bạn cũng nên trang bị thêm cho mình kiến thức về đẻ mổ phòng trường hợp không sinh bé được theo cách tự nhiên.Nếu cần, bạn và gia đình cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh viện nơi bạn sẽ sinh và tham khảo các dịch vụ cần thiết – chuẩn bị một cách chu đáo nhất để vượt cạn.
Lúc này bé đã dài khoảng 50cm, nặng từ 3- 3,5kg. các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một cuộc sống hoàn toàn mới.
Tuần thứ 37 - 40
Từ tuần này, thai kỳ chỉ còn là những ngày chờ đợi cuối cùng trước khi bạn được nhìn thấy bé yêu. Bạn cũng đừng lo lắng quá khi nhiều bà mẹ mang thai cùng thời điểm đã sinh còn mình thì chưa nhé. Các bác sĩ chắc chắn sẽ giúp bạn vượt cạn thành công.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông! Và đừng quên cho bé bú ngay sau khi sinh nhé!
Theo afamily.vn