Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh lý mà chị em cần thận trọng nếu có ý định mang thai. Dù đa phần phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
Dưới đây là một số thông tin hy vọng giúp các chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này có cách phòng tránh phù hợp.
PGS. TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp gluco ở bất kỳ mức độ nào khởi phát lần đều tiên trong thời kỳ mang thai.
Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ: Người trên 25 tuổi; Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại bị đái tháo đường, những người này cần đi tầm soát sớm hơn; Người mắc các bệnh lý về sản khoa như: bị tiền sản giật, thai lưu, khó có thai, có tiền sử đẻ con to trên 4 kg hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân có kèm theo tình trạng béo phì trước khi mang thai và tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai; Một số bà mẹ bị bệnh lý phối hợp như tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường.
Đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn không có triệu chứng nhưng khi đã có triệu chứng thường rất nặng và rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát sớm ở những cơ sở y tế chuyên khoa.
Lưu ý khi mắc đái tháo đường thai kỳ: Phải giữ chế độ ăn tốt, bắt buộc phải theo dõi đường máu, thường xuyên đến các bác sỹ chuyên khoa để xem xét chế độ ăn đã đạt yêu cầu chưa.
Theo Vnmedia