Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Viêm hô hấp cấp tính: Biến chứng nhanh, khó lường

 Trẻ viêm đường hô hấp cấp có thể là viêm đường hô hấp trên như viêm họng đỏ, thanh quản, viêm V.A, viêm amidan, viêm mũi, xoang, còn viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi. Trong đó đáng lo ngại nhất là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính vì bệnh diễn biến rất phức tạp khó lường trước.

 
Viêm hô hấp cấp tính có nhiều nguyên nhân nhưng viêm cấp do vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức nguy hiểm, trong đó viêm do virus chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bệnh thường khởi phát rất rầm rộ như sốt cao (có thể bị co giật), vật vã, có thể rối loạn tiêu hoá và đặc biệt là mọi thuốc kháng sinh nếu dùng sẽ không có tác dụng đối với virus.
 
Viêm hô hấp cấp tính do virus cũng rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị viêm hô hấp cấp tính còn liên quan đến thời tiết, đặc biệt là thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng nóng kéo dài hoặc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
 
Để tránh mắc bệnh viêm hô hấp cấp thì khi thời tiết nắng nóng các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ ra ngoài nắng nhất là lúc nắng gay gắt (buổi trưa, xế chiều…).
 
Đối với trẻ lớn không cho trẻ chơi, đá bóng ngoài trời lúc còn nắng nóng. Lúc ở trong nhà thì không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ lạnh chênh lệch vượt quá xa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (ngay cả trẻ em lớn) và cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ.
 
Hạn chế cho trẻ ăn kem hoặc uống nước có đá. Khi nghi trẻ bị sốt (ăn kém, bỏ bú, hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh,…) cần cặp nhiệt độ cho trẻ không nên dùng tay của người lớn sờ vào trán của trẻ rồi dự đoán trẻ sốt hay không.
 
Khi nhiệt độ vượt quá 37,5 độ cần làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước.
 
Tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch Ôrêzol (ORS), tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp. Nếu thấy thân nhiệt của trẻ không giảm xuống dưới 38 độ nhưng chưa thể đưa trẻ đi khám bệnh ngay được thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất, theo liều lượng: trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng 40mg/lần; trẻ từ trên 3 -11 tháng tuổi dùng từ 80mg/lần, trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi dùng 100mg/lần và trẻ trên 2 tuổi dùng theo 10mg/1kg cân nặng của trẻ và sau 6 giờ cho uống 1 lần, nếu trẻ vẫn còn sốt trên 38 độ.
 
Tốt nhất là dùng loại thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ. Không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống và đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
 
Theo Tiền Phong

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay