Nhiều bà mẹ có thói quen ép con ăn thật nhiều những món mà trẻ không thích, gây cho trẻ cảm giác chán ăn, hoặc thậm chí không hấp thu được do tâm lý. Không chỉ thể, điều đó có thể khiến trẻ dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Có trẻ sau khi dùng kháng sinh thì bị tiêu chảy làm mẹ vô cùng lo lắng.
Sau một thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh vì bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa. Cu Bin nhà chị Hạnh (Q.2, TPHCM) luôn “ỉu xìu” và cứ hay khóc nhè, thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy… Làm cả nhà lúc nào cũng lo lắng, mệt mỏi.
Dù nhiều lần thay đổi thực đơn cho con nhưng vẫn không cải thiện được tình hình, chị Hạnh đã tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn. Tại đây, các bác sĩ cho biết, tầm quan trọng của dinh dưỡng chỉ phát huy tác dụng khi hệ tiêu hóa của con hấp thu tốt. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh hỗ trợ, vì theo chuyên gia dinh dưỡng khi bé đang bị rối loạn tiêu hóa, cần một giải pháp tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ như, sử dụng các loại men vi sinh với 3 loại vi sinh hỗ trợ tác động cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của các bạn trẻ như con có khoảng hàng tỉ vi khuẩn khác nhau. Những tác động bất lợi cho việc tiêu hóa còn có thể gây ra những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn như táo bón, tiêu chảy, dẫn đến thiếu hụt nước, còi cọc…Với 3 loại men vi sinh phòng ngừa và điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột cấp và mãn tính, sản phẩm Lactomin plus được khuyến cáo là giải pháp phù hợp dễ sử dụng và được trẻ con yêu thích bởi hương vị bánh quy. Đây là một trong những giải pháp hữu dụng mà các bà mẹ có thể tham khảo.
Để hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Dưới đây là môt số mẹo vặt cơ bản các mẹ cần lưu ý để giúp con yêu có được hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa bằng cách đơn giản đầu tiên thông qua thói quen sinh hoạt:
1. Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, có đạm tốt cho sức khỏe, chọn thực phẩm giàu chất xơ.
2. Cho trẻ ăn đúng cách, theo đúng thời điểm, các loại thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
3. Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Tạo thói quen cho trẻ giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay sạch trước khi ăn.
5. Thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng 1 lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa.
6. Đặc biệt là đối với học sinh, trẻ hiếu động thì những rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp, cần bổ sung men vi sinh cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn, nhất là đối với những trẻ đang điều trị kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Theo NLD