Những năm gần đây do tác động môi trường, do thực phẩm và cả các yếu tố văn hóa, bùng nổ công nghệ thông tin nên tỉ lệ dậy thì sớm ở trẻ gia tăng mạnh, phát sinh nhiều hệ lụy, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân
Dậy thì sớm (CPP) là hiện tượng một vùng não, vùng dưới đồi bài tiết một loại hoóc-môn có tên GnRH (gonadotropin-releasing hormone). GnRH kích hoạt tuyến yên bài tiết hormon gonadotropins, làm cho cơ quan sinh dục tạo ra các loại thích tố khác giúp phát triển giới tính. Ở nhóm dậy thì sớm, GnRH hoạt hóa mạnh hơn so với mức bình thường làm cho cơ thể phát triển quá mức. Đây là hiện tượng chứa nhiều bí ẩn chưa hiểu hết nên y học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhất là ở các bé gái. Người ta tình nghi có thể là do béo phì làm cho trẻ có kinh nguyệt sớm còn ở các bé trai lại do nhiều nguyên nhân hơn. Ví dụ có quá nhiều hoóc-môn hoặc các hóa chất trong mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, và các thứ đầu vào khác. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như tiền sử gia đình mắc CPP, do lỗi gen, do khối u không phải ung thư trong não hoặc tuyến yên, do chấn thương hay nhiễm trùng não, viêm màng não và do xạ trị hay hóa trị điều trị bệnh ung thư gây ra.
Triệu chứng
Các dấu hiệu của CPP thường là những thay đổi điển hình mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy như:
Đối với các bé trai xuất hiện lông nách, trên bộ phận sinh dục và trên mặt
Xuất hiện trứng cá.
Mùi cơ thể giống như mùi người lớn.
Phát triển tình dục.
Xuất hiện những thay đổi cảm xúc.
Ví dụ, bé gái ngực phát triển, bắt đầu có chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện kinh nguyệt nhưng thất thường. Đối với các bé trai tinh hoàn và dương vật phát triển lớn hơn, tính cách bắt đầu hung hăng hơn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi như:
Những thay đổi thể chất mà cha mẹ có thể nhận biết?
Những thay đổi về hành vi của trẻ trong thời gian gần đây?
Những thay đổi này được nhận thấy khi nào?
Gia đình có ai dậy thì sớm không?
Nếu triệu chứng không nghiêm trọng, thì việc kết luận không cụ thể. Tuy nhiên để kết luận chính xác bác sĩ sẽ tập trung vào hoóc-môn và sự tăng trưởng, quá trình này được gọi là nội tiết nhi khoa, kiểm tra:
Nồng độ hoóc-môn (xét nghiệm máu).
Mức tăng trưởng xương quá sớm (X-quang).
Tốc độ phát triển cơ thể của trẻ, đặc biệt là nguyên nhân.
Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT có thể loại trừ một khối u, tiến hành quét và chụp hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể và não bộ.
Ảnh chỉ có tính minh hoạ.
Điều trị
Một khi đã rõ nguyên nhân, như do khối u, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo điều trị cụ thể. Đối với các nguyên nhân khác, có thể phải sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn hoóc-môn giới tính và sự phát triển quá mức. Một phiên bản hoóc-môn GnRH nhân tạo sẽ có tác dụng ngưng tuyến yên bài tiết gonadotropins bằng cách tiêm mỗi tháng 1 mũi hoặc 3 tháng một mũi, hoặc đặt một thiết bị cấy ghép nhỏ dưới da bắp tay trên mỗi năm một lần. Kể cả tiêm hoặc cấy ghép có thể gây đau một chút nhưng không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Việc điều trị này có mục đích duy trì cân bằng nội tiết tố cho đến khi trẻ đủ tuổi để dậy thì theo tự nhiên khoảng 11 tuổi cho bé gái và 12 tuổi cho bé trai. Vì vậy khi điều trị CPP, mọi người cần tư vấn cụ thể bác sĩ. như độ tuổi, tốc độ của họ phát triển, tác dụng hay phản ứng của trẻ , cơ hội kinh sớm, về chiều cao của trẻ…
Việc chăm sóc trẻ bị CPP
Hầu hết trẻ dậy thì sớm đều muốn mình phát triển “bình thường”, có thể tự ý thức được sự phát triển của cơ thể, còn các bậc cha mẹ không ai muốn con mình phát triển khác người và làm cho chúng già hơn tuổi. Để phát hiện sớm những thay đổi cảm xúc do hoóc-môn tăng, các bậc cha mẹ nên tiến hành kiểm tra “chéo”, liên lạc với nhà trường, thày cô để phát hiện những thay đổi hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nói chuyện dân chủ, thoải mái về cảm xúc của bản thân. Hãy đối xử với con một cách chân tình, thích hợp, không nên tức giận, mắng mỏ trẻ. Hãy làm những gì có thể để thúc đẩy lòng tự trọng, động viên, khen ngợi những thành tựu mà trẻ đạt được và không nên quá trọng tâm đến ngoại hình của trẻ.
Những vấn đề cần lưu ý đối với trẻ trẻ dậy thì sớm là những tác động xấu đến hệ thống xương của trẻ. Lúc đầu trẻ thường cao hơn so với các bạn cùng lớp, nhưng xương của chúng lại ngừng phát triển sớm. Nếu không được điều trị, trẻ có thể bị lùn khi vào tuổi trưởng thành khi đã đạt tới chiều cao cực đại, một khi được điều trị đúng cách, trẻ sẽ không bị ảnh hưởng về chiều cao. Trong vòng một năm, tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm lại, ví dụ, bộ ngực của bé gái và dương vật và tinh hoàn bé trai sẽ nhỏ hơn sau đó trẻ sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ cùng tuổi. Nghiên cứu cho thấy, những trẻ em được điều trị bằng GnRH sẽ có mật độ xương bình thường, không gặp phải các vấn đề thấp còi xương khi trưởng thành.
Theo SKDS