Hiện nay, do quảng cáo quá mức về về vitamin và các vi chất dinh dưỡng đã gây ra tình trạng các bậc cha mẹ đã quá lạm dụng trong việc sử dụng thuốc thuốc bổ, gây ra những tai biến khó lường cho trẻ.
Theo các chuyên gia, nếu một trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm thực phẩm nhưnhóm bột đường, ngũ cốc; nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt, cá,trứng,sữa và các sản phẩm từ sữa nhưpho mát và sữa chua, nhóm giàu chất béo như dầu mỡ, nhiều trái cây tươi và rau xanh thì bé sẽ nhận đủ các loại vitamin và khoáng chất theo nhu cầu hàng ngày.
DS Nguyễn Thị Bích Nga cho biết, hiện nay việc quảng cáo quá mức về vitamin và các vi chất dinh dưỡng đang làm tình trạng lạm dụng thuốc phổ biến, gây ra nhiều hậu quả không tốt cho trẻ.
Multivitamins là một chế phẩm bổ sung, thành phần có từ trên 3 vitamin trở lên như vitamin A, B, C, D... có hoặc không kèm cáckhoáng chất như kẽm, sắt…Đây là một hỗn hợp đa sinh tố đa vi lượng, phu huynh hay gọi chung chung là “thuốc bổ”.
ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, thừa hoặc thiếu vitamin đều gây hại cho sức khỏe của trẻ:
Thiếu vitamin và khoáng chất: Trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hoá; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…
Thừa vitamin và khoáng chất: Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh; thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin; thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…
Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tuỳ tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc: Sulfamid, Methotrexat... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá huỷ vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...
Tự ý dùng thuốc bổ gây hại cho trẻ
Theo DS Nguyễn Thị Bích Nga, việc tự ý dùng vitamin và khoáng chất kéo dài có thể dẫn đến quá liều vitamin do phụ huynh bổ sung quá tích cực, vượt xa nhu cầu hàng ngày đặc biệt là những vitamin tan trong dầu như vitamin A, D... có thể khiến trẻ ngộ độc. Có một nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh nhân bị thiếu máu tựbổ sung liều cao acid folic vì acid folic có thể che dấu các biểu hiện của bệnh thiếu máu ác tính.
Ngoài ra, trẻ có thể dị ứng với một thành phần trong hỗn hợp vitamin đang uống. Dù phản ứng nghiêm trọng ít xảy ra nhưng phụ huynh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có phát ban, ngứa, sưng, đặc biệt là ở mặt, lưỡi hoặc cổ họng, chóng mặt dữ dội, khó thở. Vitamin và khoáng chất có thể tương tác và làm giảm tác dụng của các thuốc trẻ đang dùng.
Do vậy phụ huynh cần lưu ý không có thuốc nào là an toàn tuyệt đối hoặc vô hại, phụ huynh nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ hay dược sĩ nếu muốn bổ sung multivitamins cho trẻ.
Khi nào trẻ cần bổ sung Multivitamin?
- Khi trẻ được xác định thiếu một loại vitamin thì trẻ có khả năng thiếu nhiều loại vitamin khác nữa, lúc này bổ sung multivitamins là cần thiết.
- Trẻ vừa khỏi bệnh, cơ thể suy kiệt, tổn thương nặnghay trẻ bị các bệnh mãn tính như cường giáp, bệnh ganhoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
- Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Những trẻ khó ăn, chán ăn.
-Những trẻ ít được ăn các thực phẩm tươi ngon vì nhiều phụ huynh do thời gian quá eo hẹp phải mua thực phẩm dự trữ dùng trong nhiều ngày nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm nhiều vitamin bị mất đi.
- Trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm tiện lợi và thực phẩm chế biến sẵn. Những đứa trẻ uống nhiều nước ngọt có ga.
- Trẻ đang chơi những môn thể thao đòi hỏi thể chất.
- Trẻ ăn chayhoặc chế độ ăn uống hạn chế khác.
Theo Vnmedia