Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể thai nhi đang thực sự hoạt động. Tuần này, mắt bé đã có thể nhìn thay vì chỉ nhắm chặt, tai cũng đã hoàn thiện những đường nét cuối cùng và sụn mềm đã bắt đầu hình thành giữa các đầu xương.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này dài 13cm - 14 cm từ đỉnh đầu tới mông, nặng xấp xỉ 140g. Hệ xương đã có các mô sụn. Các xương đang tiếp tục rắn hơn, các vân ngón tay, ngón chân tiếp tục hoàn thiện. Một hợp chất bảo vệ có tên myelin bắt đầu bao bọc quanh dây thần kinh.
Tai bé đã dịch chuyển vào đúng vị trí cần có. Xương tai trong và các mối cuối của các dây thần kinh trong bộ não đã hoàn thiện.
Một chất màu trắng có tác dụng hỗ trợ tạo tủy sống đang hình thành quanh các dây thần kinh của bé (quá trình này sẽ còn tiếp tục phát triển đến khi bé được 1 năm tuổi).
Các cơ quan sinh dục của bé đã hoàn thiện. Bé cử động tay chân liên tục và bạn có thể cảm nhận điều đó ngày một rõ ràng hơn.
Với sự giúp đỡ của ống nghe đặc biệt, bạn đã có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Bạn sẽ nhận ngay ra rằng không có gì thú vị và dễ chịu hơn khi được nghe thấy "nhịp đập con tim" của đứa con bé bỏng đang thai nghén. Vậy là qua những ngày lo âu về quá trình thai nghén bởi bạn biết bé đang phát triển và lớn lên khỏe mạnh.
Sự phát triển của thai nhi lúc này đã làm thay đổi trọng lực. Lúc này bạn cần đi giày đế thấp và nằm nghiêng để được ngủ ngon giấc mỗi đêm.
Nếu bạn chưa làm xét nghiệm chọc ối thì đây là thời điểm thích hợp.
Thai nhi tuần thứ 18: Bé cử động tay chân liên tục và bạn có thể cảm nhận điều đó ngày một rõ ràng hơn. - Ảnh: Babycenter / Mevabe |
Sự thay đổi của người mẹ
Đây là lần đầu tiên các bà mẹ cảm nhận được bé yêu trong bụng đang di chuyển. Nhiều bà bầu cho biết cảm giác đầu tiên này rất rõ ràng, giống như có rất nhiều con bướm đang vờn bay trong dạ dày họ vậy. Nhưng với các ông bố thì hoàn toàn chưa cảm nhận được sự "nghịch ngợm" của đứa trẻ.
Tử cung của bạn lúc này có kích cỡ bằng một quả dưa và bạn sẽ nhìn thấy rõ tử cung ở phía dưới nút bụng của mình. Đặt ngón tay vào phía dưới rốn, cách rốn khoảng 3cm, bạn sẽ cảm nhận rõ độ phình ra của tử cung.
Khi cả cơ thể ngày càng "nở nang" cũng là lúc bạn cảm thấy mình càng ít vẻ duyên dáng, quyến rũ hơn. Tuy nhiên, đừng lo, tình mẫu tử sẽ khiến tinh thần của bạn tốt hơn trong những tuần tới.
Giai đoạn 3 tháng giữa cũng là thời điểm "yêu" an toàn. Ham muốn của một số thai phụ tăng lên trong khi một số khác thì lại hoàn toàn "hờ hững".
Bạn cũng cần lưu ý rằng quầng quanh núm vú đang ngày càng sẫm lại và mở rộng cùng với sự "lớn" lên của vòng ngực. Điều đáng mừng là quầng vú càng sẫm màu thì sau này em bé của bạn càng dễ tìm thấy chúng và bú dễ dàng hơn.
Một số vùng da khác cũng có thể chuyển sẫm như vùng kín, đường kẻ giữa bụng... Nhưng không nên quá lo lắng bởi tất cả những vùng da sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con.Nó hoàn toàn vô hại và sẽ chỉ biến mất sau 12 tháng sinh bé.
Bây giờ, bạn đã tăng được khoảng từ 2,3 đến 5,8kg. Để cân bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho thai nhi, bạn phải chọn các loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng phong phú. Hãy chịu khó ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tránh đồ ngọt để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
Trung bình, các bà bầu sẽ tăng cân trong khoảng 13kg, nếu giai đoạn này bạn tăng cân quá nhiều thì đến giai đoạn còn lại của thai kỳ, bạn sẽ tăng cân nhanh và sinh con khó khăn hơn. Nó cũng sẽ khiến việc giảm cân sau sinh trở nên vô cùng gian nan.
Những điều cần quan tâm
Đây là thời điểm 2 vợ chồng cùng bàn tính về tài chính tương lai chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.
Luôn quan tâm tới vệ sinh ăn uống như trước đó, bổ sung nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
Tại sao lại cần phải làm xét nghiệm mức đường huyết?
Tại sao ngạt mũi lại phổ biến ở các bà bầu và điều trị như thế nào nếu nó phát triển thành viêm xoang.
Những lo lắng thường gặp
Tôi được biết rằng sự giao tiếp giữa 2 mẹ con rất quan trọng và mang lại nhiều ích lợi. Tuy nhiên, nói chuyện với cái bụng của mình thật không dễ, vậy phải làm thế nào?
Bạn có thể bắt đầu quá trình giao tiếp với bé ngay khi bé vẫn còn trong bụng. Những bài hát ru, những bản nhạc nhẹ không lời, cổ điển được xem là rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cái bụng nhưng cũng đừng vì thế mà lo lắng. Bạn có thể trò chuyện với bé sau sinh mà.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nhiều người phụ nữ mang thai, luôn mong chờ đến lần kiểm tra thứ ba trước khi sinh. Lần này bao gồm nhiều cuộc kiểm tra khác nhau. Bạn sẽ được tư vấn xem nên siêu âm thường hay siêu âm mức độ II. Siêu âm mức độ II giúp nhìn thấy sự phát triển cơ thể của bé. Nó cho phép các bác sĩ nhìn thấy các bộ phận một cách chi tiết hơn như các khoang tim. Ngoại trừ kỹ thuật tiên tiến hơn, nó cũng tương tự như siêu âm mức độ I.
Đồng thời, bạn có thể kiểm tra chất đạm Alpha–Feta (AFP) hay thử nghiệm sàng lọc chất đạm Alpha–Feta huyết tương của mẹ (MSAFP). MSAFP là một cuộc kiểm nghiệm sàng lọc nhằm kiểm tra mức AFP trong máu của người mẹ trong quá trình mang thai. Đây không phải là kiểm tra chẩn đoán. Nó là một phần của cuộc kiểm tra ba phần nhằm đánh giá xem liệu cuộc kiểm tra chẩn đoán có cần thiết hay không.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Có khá nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu nếu không được ngủ trưa. Nếu bạn là nội trợ, bạn có thể tranh thủ ngủ trưa khi những đứa con khác ngủ. Nếu con bạn đã lớn và không chịu ngủ trưa thì bạn có thể sắp xếp thời gian và dành vài phút để nghỉ ngơi. Nếu đang làm việc, bạn có thể xoa bụng vài phút khi nghỉ trưa. Nếu có văn phòng riêng, bạn có thể đóng cửa trong 15 phút để nghỉ trưa. Ngoài ra, có khá nhiều người vào phòng họp để ngủ trưa. Chỉ cần hẹn giờ đồng hồ, bạn sẽ không thể nào ngủ cả buổi trưa đâu!
Dành cho ba của bé
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy căng thẳng về việc nuôi dưỡng đứa bé trong bụng mình. Nếu phải đi làm hay chăm sóc cho con cái, cô ấy cần phải nghỉ ngơi 30 phút mỗi ngày. Các ông bố có thể giúp vợ chăm sóc con cái, hay tự mình làm bữa trưa để vợ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, các bà vợ có thể dùng khoảng thời gian này để suy nghĩ, ngủ, tắm hay tập thể dục. Việc này sẽ làm họ cảm thấy thoải mái hơn.
(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)