Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Hỏi: Trẻ tiểu dầm vào ban ngày

Con gái tôi học lớp 2 nhưng ngủ trưa ở lớp thì hay bị đái dầm (cô bảo mẫu phản ánh), đi khám bệnh đều không phát hiện ra điều gì bất thường. Xin cho biết lý do ở trẻ gây ra tình trạng trên thường là gì và có cách gì để chữa trị dứt điểm không?

(Trần Ngọc Duy - Phan Thiết)

Tiểu dầm vào ban ngày ít gặp hơn so với ban đêm và thường không liên quan đến nhiễm trùng đường niệu hoặc bất thường giải phẫu. Nguyên nhân hay gặp nhất là tăng động của bàng quang, nhiều trẻ mắc phải do thói quen đi tiểu. Tăng động bàng quang: bình thường cơ thắt bàng quang sẽ co lại không cho nước tiểu vào niệu đạo nhưng khi bàng quang co thắt, tăng động thì làm mở cơ vòng gây thoát nước tiểu ra ngoài không kiểm soát được. Điều này hay xảy ra ở trẻ gái sau khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Thói quen đi tiểu: trẻ không đi tiểu thường kỳ và khi quá đầy bàng quang mới đi nhưng không kịp. Có thể do sợ sử dụng nhà vệ sinh của trường học, hoặc quá ham chơi nên quên đi tín hiệu đầy bàng quang. Nguyên nhân khác: vài yếu tố giống ở đái dầm ban đêm có thể gây ra đái dầm ban ngày như: dung tích bàng quang nhỏ, vấn để cấu trúc, lo lắng, táo bón, uống nhiều nước chứa caffein (làm tạo nhiều nước tiểu hoặc gây co thắt cơ bàng quang)… Phần lớn tiểu dầm ở trẻ sẽ mất đi một cách tự nhiên khi trẻ lớn lên, mỗi năm sau 5 tuổi sẽ giảm đi 15% số lượng bị mắc. Đối với chứng tăng động bàng quang thì có thể dùng thuốc chống co thắt bàng quang. Trong đa số trường hợp, phải hướng dẫn cách tập luyện bàng quang và gắn báo động ướt khi ngủ để nhắc bệnh nhân thức dậy khi thấm nước tiểu ra ngoài.

(Theo BS.CK2. ĐẶNG MINH TRÍ/skds.vn)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay