Vì lợi nhuận nhiều người kinh doanh vẫn trộn thêm bột thạch cao vào trong quá trình sản xuất đậu phụ để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh việc làm hạ giá thành sản xuất, thạch cao còn tác động với các chất có trong đậu tương giúp váng đậu nổi lên nhanh, dễ keo tụ, từ đó giúp cơ sở sản xuất thu được nhiều thành phẩm hơn.
Theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, người, trong quá trình sản xuất đậu phụ người tra pha thêm thạch cao là để tăng khối lượng, tiết kiệm đậu tương, giảm giá thành. Nhưng việc ăn những loại đậu phụ có thạch cao hoàn toàn chẳng bổ béo gì.
Trên thực tế, rất nhiều người đã khai thác thạch cao ở nhiều nguồn khác nhau và có thể bị ô nhiễm. Lúc này thạch cao có thể là chất lẫn tạp chất như kim loại nặng, sa lắng của đất… sẽ rất nguy hiểm cho người ăn.
Đậu phụ là một món ăn dân giã, dễ tiêu hóa và có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Chính vì thế món ăn này thường được nhiều người nội trợ lựa chọn trong thực đơn hàng ngày. Nhưng trong điều kiện bột thạch cao không rõ nguồn gốc đang được sử dụng khá tuỳ tiện trong quá trình sản xuất đậu phụ như hiện nay thì để phân biệt đâu là đậu phụ có, đâu là loại không có thạch cao không dễ.
Theo các chuyên gia, nếu nhìn bằng mắt thường thì đậu phụ có chứa thạch cao hay không chứa thạch cao đều có màu trắng ngà. Tuy nhiên, đậu phụ chứa thạch cao thường chắc hơn đậu phụ không chứa thạch cao. Đậu phụ được làm khéo thường xốp, khi ấn vào miếng đậu phụ nước sẽ trào ra, khi chiên hay rán ăn miếng đậu phụ cảm giác mềm, ngon, có vị béo ngậy của đậu tương.
Theo Vnmedia