Bác sĩ Thu Hoài (BV Thanh Nhàn) cho biết: “Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn”.
Có nhiều mẹ rất chăm con, mua đủ thứ ngon vật lạ về bồi bổ mà con mãi vẫn không lên lạng nào, còn chiều cao thì giậm chân tại chỗ. Nguyên nhân rất có thể do mẹ đã kết hợp thực phẩm sai nguyên tắc.
Bác sĩ dinh dưỡng Thu Hoài (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, để chế biến thức ăn cho trẻ vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm để nấu (hay gọi thực đơn để ăn) là điều rất quan trọng, nhất là trong điều kiện thực phẩn hiện nay. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến khi nấu chung thành một món hoặc ăn nhiều loại cùng một lúc rất không tốt cho sức khỏe. Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể “hợp đồng tác chiến” (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) hoặc có thể kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ đặt biệt không nên cho trẻ vừa uống nước có ga lại vừa ăn cơm. Bản thân nước có ga sẽ làm cho trẻ uống vào cảm thấy no không muốn ăn cơm. Uống nước ngọt trong bữa ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.
Bác sĩ Hoài chia sẻ thêm, nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữacho con ăn bữa phụ. Thực ra, đây là một việc làm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều là hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa rất dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài và khả năng hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Theo afamily.vn