Những con ễnh ương khổng lồ là món ăn quen thuộc ở quốc gia châu Phi này. Đây là món ngon chết người nên bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn thịt con vật này. Những kinh nghiệm của người dân ở đây là ăn thịt chúng khi chúng bước vào mùa sinh sản, chặt bỏ hết chân. Nếu không làm như vậy, chất độc có trong con vật này sẽ làm bạn bị suy thận, người dân địa phương gọi là Oshiketakata.
Không mất nhiều thời gian để chế biến món ăn này, những con bạch tuộc sống được thái thành từng miếng trên một cái đĩa và ăn kèm với dầu mè. Chúng vẫn còn sống khi bạn ăn nên cần phải nhai thật kỹ trong khi những xúc tu đang cố gắng bám chặt vào lưỡi, vòm họng để chống lại bạn. Trung bình mỗi năm có 6 người chết vì mắc nghẹn bởi những con bạch tuộc còn sống này.
5. Hạt Apricot (hạt mơ) - Thổ Nhĩ Kỳ
Những hạt giống của anh đào, mận, đào, hạnh nhân, mơ hay thậm chí táo đều có chứa chất glycoside cyanogenetic mà khi hấp thu vào cơ thể, nó chuyển đổi thành hydrogen cyanide. Đây là chất có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mệt mỏi chân tay, đi không vững, tai ù, nôn ói..., nặng hơn sẽ gây triệu chứng thở gấp, tăng nhịp tim, huyết áp hạ, đau đầu, hôn mê và khả năng tử vong cao.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có số lượng tiêu thụ hạt này lớn nhất thế giới. Bí quyết của người dân ở đây là rang hạt trước khi chế biến món ăn và thường ăn kèm với sữa trong bữa sáng hàng ngày.
6. Cây sắn (khoai mì) - châu Phi và Nam Mỹ
Cây sắn là loại cây lương thực quen thuộc ở Việt Nam, các vùng đất châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Trong lá và củ khoai mì tươi có chứa chất cyanogen, hóa chất kích thích sự hình thành xyanua, một chất độc gây tử vong cho người và gia súc.
Khoai mì khi được nấu chín thì không còn độc tố. Tuy nhiên khi sơ chế bạn không nên nếm và nhớ rửa sạch nhựa khoai mì bám trên tay, dao, thớt để không nhiễm phải chất độc.
7. Casu marzu - Italy
Đây là một loại pho mát làm từ sữa cừu có nguồn gốc từ đảo Sardinia, Italy. Điểm để nhận biết loại pho mát này là bên trong luôn có một số lượng lớn những con dòi sống. Khi chế biến loại pho mát này, người ta thường để pho mát cho ruồi bu đẻ trứng rồi phát triển thành dòi. Các con dòi trắng dài khoảng 1cm nhúc nhích trong ổ phó mát. Khi ăn, có người gạt bỏ dòi, có người ăn luôn cùng với phó mát.
Người ta tính được mỗi miếng casu marzu có thể chứa hàng nghìn con dòi bên trong. Đó là một số lượng quá lớn cho dạ dày của bạn. Để giảm bớt số lượng này, người Italia thường uống rượu vang khi ăn món này. Theo luật an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu (EU), casu marzu bị cấm bán nhưng vẫn có những nhà sản xuất địa phương chế biến và bán lậu.
8. Elderberries (quả cây cơm cháy) - châu Âu
Cũng giống như quả Ackee, bạn phải xơi quả này khi nó chưa chín muồi. Đây có lẽ là thực phẩm nguy hiểm nhất trong danh sách các trái cây chín được ăn trên toàn thế giới. Hoa và trái được dùng để chế biến nhiều thức ăn như mứt dâu, bánh, syrup; thức uống như rượu ngọt (sambuca) hoặc "purple juice" và cả dược phẩm chữa cảm cúm.
Lá, cành, rễ và hạt đều chứa cyanide nên không bao giờ được ăn lá hay cành của chúng. Người dân châu Âu thường không cho trẻ em và động vật tiếp xúc với loại cây này.
9. Sò huyết - Thượng Hải, Trung Quốc
Sò huyết thịt có màu đỏ tươi được người Trung Hoa xem là chất cường dương, bổ huyết và là món ăn được ưa chuộng. Khi ăn, chỉ hấp sơ hoặc nướng sơ, đôi khi ăn sống, đó là điều kiện tuyệt vời để các vi khuẩn viêm gan A (hepatitis A virus) và gây bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn phát triển vì cách nấu ăn sơ sài kể trên không diệt được vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Có một khuyến cáo là chỉ ăn sò huyết khi đã được làm chín.
Theo SKDS