Reserpine tôi là thuốc hủy thần kinh giao cảm (chống tăng huyết áp) dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Hiện nay, do sự xuất hiện nhiều thuốc mới có hiệu lực mà ít tác dụng phụ hơn nên xu hướng chung là ít dùng reserpin. Tuy nhiên, do giá thành rất rẻ nên thuốc còn thích hợp cho các nước đang phát triển; một số nước vẫn đưa reserpin vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị bệnh tăng huyết áp. Reserpin còn được chỉ định để điều trị triệu chứng trong các giai đoạn tâm thần kích động và vì tác dụng giãn mạch, một chỉ định khác là hội chứng Raynaud.
Tuyệt đối không dùng tôi cho người quá mẫn với reserpin. Không chỉ định reserpin khi có viêm loét dạ dày, tá tràng, loét đại tràng vì thuốc làm tăng tiết dịch vị và tăng nhu động ruột; khi có sỏi đường mật vì có thể làm xuất hiện cơn đau do thuốc làm tăng co bóp; khi có tiền sử trầm cảm vì thuốc càng làm tăng trạng thái trầm cảm. Chống chỉ định dùng reserpin cho người mang thai và cho con bú.
Cũng như các thuốc hạ huyết áp khác, tôi có tác động theo cơ chế liệt giao cảm, khi dùng lâu dài, reserpin cũng gây ứ nước và natri, do đó làm mất tác dụng hạ huyết áp nên phải phối hợp với thuốc lợi tiểu. Phối hợp này cho phép giảm liều của mỗi thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn.
Tác dụng phụ của tôi thường là: hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khô miệng, sung huyết niêm mạc mũi.
Các bạn có thể ngừng dùng thuốc khi xuất hiện dấu hiệu ban đầu của chán ăn, mất ngủ khi gần sáng, bất lực. Uống thuốc với thức ăn hoặc sữa để giảm kích ứng bộ máy tiêu hóa.
Ngậm kẹo hoặc kẹo cao su không có đường, kem hoặc chất thay thế nước bọt để đỡ khô miệng. Nếu khô miệng kéo dài quá 2 tuần lễ, phải đến bác sĩ hoặc nha sĩ khám bệnh.
Ðiều chỉnh liều dùng theo từng người bệnh dựa trên đáp ứng lâm sàng, tới liều tối thiểu có hiệu lực, để giảm thiểu các trạng thái trầm cảm, hạ huyết áp thế đứng và các tác dụng phụ khác.
Không dùng reserpin phối hợp với digitalis vì dễ gây loạn nhịp tim, làm nhịp tim quá chậm; với quinidin, alfentanil vì dễ gây loạn nhịp tim; với các thuốc barbiturat vì làm tăng trạng thái trầm cảm; với các thuốc gây mê và với levomepromazin vì càng làm giảm huyết áp; với IMAO vì có nguy cơ làm tăng huyết áp. Levodopa có tác dụng đối nghịch với reserpin.
Không nên dùng tôi quá liều vì có thể có trầm cảm nặng, nhịp tim chậm, trụy tim mạch, suy hô hấp, giảm thân nhiệt, có thể có co giật, các dấu hiệu ngoại tháp, hôn mê.
Theo SKDS