Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thuốc gì gây viêm gan?

Thực tế tổn thương gan do thuốc xảy ra rất đa dạng. y văn thường dùng thuật ngữ “viêm gan do thuốc” để chỉ các trường hợp thuốc sử dụng có ảnh hưởng đến bệnh lý viêm gan.

Gan là một cơ quan nội tạng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa các chất được hấp thu vào cơ thể con người, trong đó có cả các loại thuốc điều trị. Vì vậy, gan rất dễ bị tác động ảnh hưởng xấu của thuốc và thuốc đã trở thành một nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh lý về gan.

Cơ chế gây tổn thương gan của thuốc

Bản thân thuốc là chất độc hại đối với gan nhất là khi dùng liều cao thì nguy cơ gây độc xảy ra càng nhiều. Mặc dù lúc khởi đầu dùng thuốc thường không có biểu hiện dị ứng quá mẫn nhưng những lần sau sử dụng lại thuốc với liều lượng tương tự thì gan sẽ bị tổn thương. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều thấp hơn thì gan không bị ảnh hưởng. Một trường hợp minh chứng là khi sử dụng tetracyclin, thuốc có thể làm ức chế tổng hợp chất protein của vi khuẩn; do ty lạp thể tế bào gan và vi khuẩn có nhiều điểm giống nhau nên tetracyclin cũng có khả năng ức chế tổng hợp chất protein của ty lạp thể tế bào gan. Nếu sử dụng thuốc với liều thông thường sẽ không thấy rõ ảnh hưởng nhưng khi dùng với liều cao hay tiêm tĩnh mạch thì nồng độ thuốc tăng cao trong bào tương của tế bào gan đủ để ức chế sự tổng hợp các protein, gây nên sự thoái hóa mỡ trong tế bào gan dẫn đến tình trạng suy gan.

Trường hợp thuốc ít độc hay không độc nhưng chất chuyển hóa có thể có ảnh hưởng đến gan vì chất chuyển hóa sẽ trực tiếp gây độc cho gan, đặc biệt là khi có thêm các chất thúc đẩy hoạt động của cytochrom P450 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa thuốc. Cytochrom P450 góp phần cấu tạo màng trong ty thể hay mạng lưới nội chất của tế bào gan; nơi chuyển hóa hàng ngàn nội độc tố, ngoại độc tố, thuốc và những phân tử không cần thiết khác có thể có hại cho gan. Bình thường chất chuyển hóa ít hoặc không độc, không ảnh hưởng trực tiếp đến gan nhưng nếu chúng liên kết với các thành phần của tế bào gan như: axít nucleic, protein, lipid không bão hòa thì có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào gan hoặc các hoạt động chức năng tế bào gan dẫn đến tình trạng suy giảm hay hoại tử tế bào gan. Thực tế có trường hợp biến đổi trở thành hapten dễ gây viêm gan dị ứng. Hapten còn được gọi bán kháng nguyên, đây là một kháng nguyên không toàn năng có trọng lượng phân tử thấp, không có tính sinh miễn dịch nhưng có tính đặc hiệu kháng nguyên; khi hapten được gắn với một chất protein sẽ tạo thành một phức hợp thì phức hợp này có tính sinh miễn dịch; trong thực nghiệm nếu chỉ đưa hapten vào cơ thể thì bản thân hapten không tạo ra đáp ứng nhưng khi được liên kết cộng hợp với protein sẽ tạo ra kháng thể phản ứng ngay cả với hapten và cộng hợp protein đó. Khi sử dụng thuốc lần sau sẽ có sự tái phát gây nguy hiểm.

Gan rất dễ bị tác động ảnh hưởng xấu của thuốc và thuốc đã trở thành một nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh lý về gan.

Theo SKDS

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay