Tác dụng phụ của thuốc loãng xương
Dưới đây là những loại thuốc trị loãng xương phổ biến nhất với những tác dụng phụ thường gặp.
-Bisphosphonates: Bisphosphonates nếu được dùng đường miệng có thể gây kích ứng, viêm dạ dày, thực quản, gây ra chứng khó nuốt, trào ngược dạ dày - thực quản, khó tiêu..., đôi khi có thể gây đau nhức xương khớp. Một số tác dụng phụ hiếm gặp cũng đã được báo cáo trong những năm gần đây, chẳng hạn như hoại tử xương hàm. Những người có tần suất cao bị tác dụng phụ này là những bệnh nhân ung thư và sử dụng các loại thuốc trị loãng xương với liều cao. Khi sử dụng Bisphosphonates nên được thẩm định hằng năm và cũng cần có một thời gian ngưng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ.
- Raloxifene (Evista): Tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch ở chân và phổi. Những tác dụng phụ khác như sốt, chuột rút, cơ thể bị giữ nước, các triệu chứng giống cúm...
- Liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp trị loãng xương này thích hợp cho những phụ nữ đang thời kỳ mãn kinh và có các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như nóng ran người... Dù có ít tác dụng phụ nhưng nếu được điều trị trên 5 năm hoặc với những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi thường xảy ra các tác dụng phụ về tim mạch, đột quỵ, rối loạn đông máu, ung thư vú...
- Teriparatide (Forteo): Thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp bị loãng xương nghiêm trọng, tỉ trọng xương thấp hoặc cho những bệnh nhân bị gãy xương. Những thuốc Teriparatide có thể sử dụng trong 2 năm. Những tác dụng phụ gây ra như run chân, bị kích ứng tại vùng da được tiêm thuốc, xây xẩm, đau cơ, đau khớp, chóng mặt, chuột rút, tim đập nhanh, hạ calcium huyết.
Dù có nhiều tác dụng phụ nhưng công bằng mà nói, những lợi ích trị liệu của thuốc loãng xương đã “phủ bóng” lên những tác dụng phụ của nó. Điều cần làm là bệnh nhân nên hiểu biết những tác dụng của thuốc để hạn chế tối đa.
Theo NLĐ