Lịch sử: thuốc chống trầm cảm dị vòng là một nhóm đa dạng hóa học và dược lý. Rất nhiều chống trầm cảm loại này (ví dụ amoxapine, maprotilidin và trazodon) đang được quan tâm là các thuốc thế hệ 3 hoặc 4. Vào thời điểm hiện nay, nhóm phụ quan trọng nhất của các thuốc chống trầm cảm dị vòng là các chất ức chế tái hấp thu đặc hiệu serotonin (SSKIs) đã làm nên cuộc cách mạng trong điều trị trầm cảm. Fluoxetin, công bố năm 1987 là chất đầu tiên của SSKIs. Fluoxetin đã được sử dụng điều trị trầm cảm nặng, nghiện rượu, biếng ăn thần kinh, rối loạn nhân cách, bulemia thần kinh, rối loạn ăn uống, béo phì, rối loạn cưỡng bức ám ảnh và rối loạn hoảng sợ. Kể từ đó, sertralin (1991), paroxetin (1992) và fluroxamin (1994) đã được chấp thuận để sử dụng.
Cơ chế tác dụng: cơ chế tác dụng chính xác của chống trầm cảm chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Những thuốc này ảnh hưởng đến tái hấp thu nhiều chất dẫn truyền thần kinh ở màng thần kinh. SSKIs rất đặc hiệu trong khả năng ức chế tái hấp thu serotonin gây ra dẫn truyền thần kinh ở thụ thể sau synap.
Tăng chỉ sảy ra ở những người bị trầm cảm và có thể cần liệu pháp 2-3 tuần. Tuy nhiên tác dụng bất lợi có thể thấy sau vài giờ. Tác dụng chống trầm cảm chậm đã dẫn đến xem xét lại giả thuyết tái hấp thu, bởi vì ức chế tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh xảy ra nhanh hơn nhiều tác dụng chống trầm cảm lâm sàng. Sự cải thiện tình trạng trầm cảm có thể là kết quả từ sự điều chỉnh sự liên quan thụ thể - chất dẫn truyền thần kinh bất thường.
Đặc điểm phân biệt: tất cả các chất chống trầm cảm có tác dụng không thể phân biệt trong lâm sàng, ngoại trừ trazodon. Tranzodon có thể có hiệu quả thấp hơn đáng kể hơn những thuốc chống trầm cảm khác, dựa vào phân tích meta, thử nhgiệm mù kép trên lâm sàng.
Đặc điểm phân biệt lâm sàng quan trọng nhất của SSRIs với các thuốc chống trầm cảm khác là chúng có tính đặc hiệu rất cao đối với việc ức chế hấp thu serotonin so với tác dụng của chúng trên các chất dẫn truyền thần kinh được biết khác như norepinephrin, acetylcholin, histamin hoặc dopamin. Fluoxetin có thời gian bán huỷ dài nhất trong tất cả các SSRIs. Thời gian bán huỷ đối với paroxetin, sertralin và fluoxamin thay đổi từ 15-26 giờ ở bệnh nhân không có bệnh gan. Không có thuốc nào trong 3 thuốc chống trầm cảm này có chất chuyển có tác dụng. Fluoxetin có nửa đời thải trừ T1/2 là 2-3 ngày và có một chất chuyển hóa có tác dụng với nửa đời thải trừ T1/2 là 7-9 ngày.
Tác dụng bất lợi: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy bụng và chán ăn là những phản ứng có hại phổ biến nhất. Buồn nôn thường giảm đi sau liệu pháp 1 vài tuần, nhưng thỉnh thoảng nặng lên đến mức phải ngừng thuốc và thường sảy ra hơn với SSRIs so với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc chống trầm cảm dị vòng khác. Fluroxamin gây buồn nôn cao (37%) hơn các chống trầm cảm SSRIs khác, nhưng điều này có thể một phần do dùng liều bắt đầu quá cao. ỉa chảy, chứng biếng ăn, khô miệng và chứng khó tiêu cũng hay gặp và có thể cần chăm sóc y học nếu nặng lên. Giảm cân quá 5% ở 10-15% những người được điều trị fluoxetin, chủ yếu là ở liều cao. Tất cả những tác dụng trên đường tiêu hóa dường như liên quan đến liều và đáp ứng ở hầu hết bệnh nhân khi giảm liều.
Tác dụng phụ(lên hệ thần kinh TW xảy ra ở một số bệnh nhân): lo lắng, hoảng sợ , mất ngủ, ngủ gà, mệt mỏi, chóng mặt, run rẩy và đau đầu. Trong các chống trầm cảm SSRIs, fluroxamin và paroxetin có tác dụng an thần trong khi fluoxetin và sertralin thường hay kích thích. Đau đầu là phản ứng có hại hay gặp. Tất cả các thuốc chống trầm cảm tác dụng có thể gây ra hưng cảm ở những người dễ mắc. Quá liều hoặc có rối loạn co giật có thể gây ra co giật do thuốc đặc biệt với bupropion. Các triệu chứng ngoại tháp (dystonia, torticollis và akathisia) xảy ra ở một số bệnh nhân, đặc biệt với amoxamin, hạn chế sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm tâm thần. Tất cả các thuốc chống tầm cảm nên được dùng thận trọng vì có thể có ý tưởng tự sát. Mặc dù cần chú ý đối với fluoxetin nhưng không có bằng chứng là một thuốc chống trầm cảm có khả năng cao hơn gây cho bệnh nhân.
Tăng đường huyết hiếm gặp ở bệnh nhân điều trị với SSRIs. Thường thấy sau khi ngừng dùng SSRIs. Bệnh nhân bị rối loạn thị lực gồm giảm thị lực ở gần 3% các trường hợp. Rối loạn chức năng tình dục (gồm xuất tinh chậm hoặc bất lực ở nam và lãnh cảm ở nữ) được thông báo trong 1 số trường hợp bệnh nhân, hay sảy ra khi dùng sertralin. Ban và phản ứng da khác có thể xảy ra với bất cứ thuốc nào, hay gặp nhất với maprotilin.
Ngứa và phát ban xảy ra trong vài tuần đầu của liệu pháp ở một số bệnh nhân dùng chống trầm cảm dị vòng.
(Theo cimsi)