Lịch sử: Erythromycin là kháng sinh đầu tiên thuộc nhóm macrolid được dùng rộng rãi nhất, bắt đầu sử dụng trên lâm sàng từ năm 1952. Cho tới những năm 1990, erythromycin và một macrolid dùng không thường xuyên là troleandomycin là 2 đại diện của nhóm này. Năm 1991, azithromycin và clarithromycin được tổng hợp và đưa ra thị trường, năm 1995 dirithromycin có mặt trên thị trường. Các thuốc mới xuất hiện này có tiến bộ rõ rệt so với erythromycin mặc dù giá đắt hơn. Roxithromycin là một macrolid còn đang được nghiên cứu.
Cơ chế tác dụng:các kháng sinh macrolid gắn với phần ribosom 50S, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Erythromycin có tác dụng chống rất nhiều loạn vi sinh vật, và cũng như các kháng sinh khác, chúng ức chế tổng hợp protein, erythromycin chủ yếu có tác dụng kìm khuẩn. Hoạt tính của erythromycin chống vi khuẩn G(+) thường tốt hơn chống vi khuẩn G(-) vì chúng ưu tiên xâm nhập vào vi khuẩn G(+). Azithromycin có tác dụng với vi khuẩn G(+) yếu nhưng với vi khuẩn G(-) tốt hơn erythromycin.
Một phản ứng có hại của erythromycin đã biến thành một sử dụng mới. Trong nhiều năm qua, erythromycin có thể gây không dung nạp ở đường tiêu hóa (GI). Gần đây, các nhà khoa học cho rằng erythromycin tác dụng như là một chất chủ vận motilin bằng cách gắn với các thụ thể motilin trong GI, và erythromycin có hiệu quả hơn placebo trong điều trị liệt nhẹ dạ dày do đái tháo đường. Cả azithromycin và clarithromycin gây giảm tác dụng phụ trên GI kém hơn so với erythromycin nên chúng không thích hợp trong chỉ định này.
Đặc điểm phân biệt: cho tới khi xuất hiện azithromycin và clarithromycin, erythromycin vẫn là loại macrolid duy nhất được dùng rộng rãi trên lâm sàng. Erythromycin có thể dùng ở nhiều dạng dùng và dạng muối khác nhau, nên rất khó so sánh với các sản phẩm của erythromycin. Erythromycin lactobionat được dùng ngoài đường tiêu hóa, trong khi ethylsuccinat, estolat, stearat và erythromycin chủ yếu là dùng đường uống. Erythromycin dạng bazơ bị phá hủy bởi acid dạ dày, nên dùng các muối khác nhau để cố gắng làm tăng sinh khả dụng đường uống.
Sinh khả dụng đường uống của cả azithromycin và clarithromycin đều tốt hơn erythromycin. Roxithromycin, một thuốc đang được nghiên cứu, có tác dụng sinh học lớn nhất trong nhóm macrolid.
Mặc dù giá cao hơn đáng kể so với erythromycin, azithromycin và clarithromycin đã có được vị trí tin cậy trong điều trị. Cả azithromycin và clarithromycin có tác dụng chống H.influenza hơn erythromycin, tuy nhiên các kháng sinh hữu hiệu khác thì rẻ hơn. Azithromicin và clarithromycin được tập trung trong đại thực bào, khiến chúng có tác dụng chống vi sinh vật hữu hiệu, các vi sinh vật bị đại thực bào hấp phụ như mycobacterium avium intracellulare. Tháng 12/1993, clarithromycin được dùng điều trị Mycobacterium avium complex (MAC) do AIDS. Việc thâm nhập đáng kể vào mô của cả hai thuốc và thời gian bán hủy kéo dài đối với azithromycin cho phép dùng 11-14h 2 liều/ngày đối với clarithromycin liều ngày 1 lần với azithromycin. Hơn nữa, clarithromycin chuyển hóa thành một hợp chất có tác dụng sinh học tương tự với chính nó. Vì nồng độ thuốc ở mô cao và thời gian bán hủy kéo dài, nên azithromycin có tác dụng với một liều đơn trong nhiễm chlamydia. Sau cùng, cả hai thuốc ít gây phản ứng có hại dạ dày ruột và tương tác thuốc hơn erythromycin.
Dirithromycin có phổ tác dụng tương tự với erythromycin, tuy vậy dirithromycin có khả năng thâm nhập vào mô lớn hơn, thời gian bán hủy kéo dài (30-44h) nên cho phép ta dùng một liều /ngày, và ít gây tương tác với các thuốc khác chuyển hóa qua hệ cytochrom p450.
Phản ứng có hại: erythromycin gây tác động GI có hại. Phản ứng này gặp ở 21% số bệnh nhân dùng erythromycin, khoảng 10% bệnh nhân dùng clarithromycin và < 5% với azithromycin.
Tăng các men gan và vàng da ứ mật đã thấy trong khi điều trị bằng các muối erythromycin khác nhau nhưng nhìn chung hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Một phản ứng ít biết tới nhưng là phản ứng có hại nghiêm trọng nonetheless với erythromycin, đặc biệt sau khi tiêm tĩnh mạch, là độc cho thính giác rất rõ ràng biểu hiện là ù tai và/hoặc điếc. Tiêm tĩnh mạch erythromycin cũng gây đau và có thể gây viêm tĩnh mạch.
(Theo cimsi)