Lịch sử: khoảng 40 vitamin và khoáng chất cần thiết cho con người. Vitamin có thể được định nghĩa là hợp chất hữu cơ được cung cấp với khối lượng nhỏ từ môi trường để giúp cho cuộc sống khỏe mạnh. Vitamin không được tổng hợp toàn bộ nhờ cơ thể hay được tổng hợp với khối lượng quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Trong nhiều thế kỷ, một số bệnh do thiếu hấp thu một vitamin cụ thể gồm mù loà ban đêm (thiếu vitamin A), beriberi (thiếu B1), Pellagra (thiếu vitamin PP), bệnh scobut (thiếu vitamin C), và rickets (thiếu vitamin D). Thiếu acid folic trong thời kỳ thai nghén gây khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Vitamin được xác định nguồn gốc qua các thử nghiệm trên động vật. Động vật được nuôi bằng một chế độ ăn được cho là sẽ gây bệnh đặc biệt ở người và sau đó được điều trị bằng chế độ dinh dưỡng bị thiếu trong chế độ ăn gây bệnh. Năm 1911, Funk đã xác định một dịch chiết ngăn chặn bệnh beriberi và đặc ra thuật ngữ "vitamin" bởi vì ông ta tin rằng hợp chất này là một amin thiết yếu cho cuộc sống. Sau này nó được McCollum và Davis xác nhận là một số yếu tố có trong các chất béo (Vitamin A tan trong mỡ) khác với các yếu tố tan trong nước được gọi là "Vitamin B tan trong nước". Các vitamin B được tìm thấy trong chất chiết cám gạo và tiếp tục được phân loại cùng nhóm mặc dù chúng có chức năng sinh lý và cấu trúc hóa học khác nhau.
Ngày này, các vitamin tan trong mỡ đã biết như vitamin A, D, E và K. Các vitamin tan trong nước bao gồm: B1, B2, PP, B6, pantothenic acid, biotin, C, và B12.
Nhu cầu vitamin hằng ngày ước tính ở Mỹ bằng Bảng dinh dưỡng và thực phẩm của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia. Lượng khuyến nghị trong chế độ ăn (RDA) được xác lập đối với nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau và được sửa đổi định kỳ kể từ năm 1941. Tài liệu về RDA cũng bàn đến những hợp chất không được chứng minh là thiết yếu cho con người. Các hợp chất này được phân thành 4 nhóm: (1) Một số chất cần thiết cho một số động vật nhưng không cần thiết cho con người (ví dụ: niken, vanadi và silic); (2) Các hợp chất tác động như yếu tố tăng trưởng đối với các dạng sống thấp hơn (ví dụ acid para-aminobenzoic, carnitin, và acid pimelic); (3) Các hợp chất có trong thực phẩm nhưng có hoặc không có tác dụng dược lý (4) Các hợp chất có tác dụng dinh dưỡng chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học (ví dụ., acid pangamic, laetrile). Các loại sau này bao gồm hợp chất thường được tăng cường bằng công nghiệp thực phẩm y tế.
Các vitamin được FDA Mỹ chấp nhận ban đầu như thực phẩm chứ không phải như thuốc. Vì vậy, phần lớn các sản phẩm vitamin không phải là các thuốc đòi hỏi phải thiết lập tính an toàn và hiêụ quả giống như các thuốc kê đơn và các thuốc không cần đơn. Điều khác biệt dùng vitamin là một thuốc hay là bổ sung chất dinh dưỡng được xác định tùy theo dự định dùng thuốc. Nếu vitamin được dự định dùng điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh, chúng được coi là một thuốc. Tuy nhiên, nếu chúng được dùng đơn thuần là bổ sung chất dinh dưỡng, thì vitamin được coi là bổ sung chất dinh dưỡng và chúng không là đối tượng phải chỉ dẫn chặt chẽ trong Thực phẩm, Thuốc, và Tác dụng Thẩm mỹ. Các sản phẩm vitamin phải ghi thành phần trên nhãn nhưng không cần thiết lập những thành phần trong sản phẩm có thể được hấp thu hoặc tác dụng sau khi dùng đường uống. Trong phần để điều chỉnh tình huống này, Dược điển Mỹ đã đề ra các tiêu chuẩn tự qui định dạng dùng độ phân rã và hòa tan liều in vitro. Các nhà SX vitamin và khoáng chất có thể lựa chọn việc thử nghiệm sản phẩm của họ ngược lại các tiêu chuẩn này và cho thấy họ đã đạt được thử nghiệm này trên nhãn sản phẩm của họ.
Cơ chế tác dụng: vì các vitamin có tập hợp các hợp chất hoạt động sinh học khác nhau, nên tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau. Chúng được xếp loại là vitamin không phải vì chúng có tác dụng sinh học giống nhau mà bởi vì tất cả chúng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nhìn chung, phần lớn các vitamin tác dụng bằng cách gắn với đồng yếu tố đặc hiệu. Bởi vì gắn với đồng yếu tố có thể làm bão hòa với một số nồng độ vitamin, nên tăng liều vitamin, không tạo ra tác dụng sinh lý lớn hơn tương xứng. Hơn nữa, các tác dụng độc và dược lý của vitamin có thể xảy ra. Một ví dụ về tác dụng trong tác dụng dược lý đối với một vitamin là tác dụng làm giảm cholesterol của niacin (vitamin B3) khi dùng với liều thấp dưới 40 lần RDA. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng gần như vitamin có chất lượng tuyệt hảo mặc dù thực tế họ chỉ trình bày các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn dưới dạng dạng viên hoặc viên nén.
Tuy nhiên, gần đây mối quan tâm đặc biệt về đặc tính chống oxy hóa của vitamin C và E và beta-caroten tăng lên. Các số liệu này do Jha và cộng sự nghiên cứu. Người ta cho rằng cơ thể, đặc biệt ở những người hút thuốc lá, sinh ra các phân tử có oxy hóa phản ứng cao có thể làm hại mô trừ khi bị trung hòa. Nồng độ thích hợp của các vitamin "chống oxy hóa" tạo khả năng bảo vệ từ các phân tử này khi cơ thể cần thiết. Oxy hóa cholesterol LDL là bước quan trọng phát sinh tổn thương xơ mỡ động mạch. Các vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin E (alpha-tocopherol), beta-caroten, và vitamin C.
Tác dụng dược lý khác của vitamin được thảo luận chi tiết trong chuyên luận riêng đối với từng vitamin. Đặc điểm phân biệt: Mặc dù có chức năng khác nhau, các vitamin tan trong dầu và tan trong nước có một số đặc đặc điểm chung. Dự trữ của cơ thể chỉ ở số lượng hạn chế các vitamin tan trong nước do các vitamin này bị thải trừ dễ dàng qua thận. Các vitamin tan trong dầu được tích trữ với số lượng lớn và có thể tích lũy thành mức gây độc. Tuy nhiên, các cửa hiệu bán thực phẩm y tế và các tài liệu thường thúc đẩy lợi ích của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, các sản phẩm có sinh khả dụng tương đương thì có tác dụng tương đương bất chấp nguồn gốc (tự nhiên hoặc tổng hợp). Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của cơ thể, ngăn ngừa phát triển các tình trạng thiếu hụt, một số vitamin có được dùng điều trị: pyridoxin có thể được dùng điều trị thiếu máu nhiễm sắt và bệnh thần kinh do thuốc, niacin có tác dụng chống tăng lipid huyết, và vitamin C có thể được dùng để acid hóa nước tiểu. Một số dẫn xuất của vitamin A mặc dù không phải là chất dinh dưỡng theo định nghĩa chặt chẽ nhưng có tác dụng tốt trên da và hệ tạo huyết, tăng cường tầm quan trọng của vitamin cho sức khỏe nói chung.Mặc dù cần có thêm dữ liệu, nhưng kết quả bước đầu cho thấy hấp thu hằng ngày các liều vitamin có đặc điểm chống oxy hóa cao hơn tiêu chuẩn RDA có thể thực sự có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên dữ liệu có sức thuyết phục nhất đối với vitamin E từ các thử nghiệm ngẫu nhiên đã hạn chế tiến hành các nghiên cứu dịch tễ nhóm sớm hơn. Lợi ích của beta-caroten trên nguy cơ nhồi máu cơ tim được hạn chế ở người hút thuốc lá. Vitamin C chỉ làm giảm nguy cơ ở nghiên cứu nhóm. Bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét những người dùng vitamin chống oxy hóa trong các nghiên cứu này là những người ít hút thuốc có tăng huyết áp, tập luyện thường xuyên hơn và uống nhiều rượu hơn.
Tác dụng phụ: vì thuốc được loại trừ nhanh qua thận, tuyến mồ hôi, và các vị trí bài tiết khác, vitamin tan trong nước thường được coi là không độc thậm chí khi dùng liều cao hơn liều sinh lý. Tuy nhiên, độc tính rất thay đổi ở các vitamin tan trong nước. Với những mức liều lớn hơn RDA, niacin có thể độc cho gan, ascorbic acid gây sỏi thận, và ngược lại pyridoxin liều rất cao gây bệnh thần kinh ngoại biên. Mặt khác, các vitamin tan trong mỡ có thể tích lũy nhanh đến các nồng độ độc khi dùng với liều lớn hơn RDA. Gan có khả năng dự trữ vitamin A rất cao và thậm chí với những liều vừa phải vitamin D dùng phối hợp với chất bổ sung calcium có thể dẫn tới tăng calci huyết nặng đủ gây hôn mê. Vì chưa biết đến lợi ích của việc dùng quá liều vitamin, Hội đồng AMA khuyến nghị rằng liều hấp thu vitamin hằng ngày được giới hạn tới 150% của RDA khi dùng bất kỳ một vitamin nào cho bệnh nhân mà chưa có chỉ dẫn về liều điều trị.
(Theo cimsi)