Lịch sử:gây chuyển dạ bằng thuốc thường được cân nhắc cho một số chứng bệnh của mẹ hoặc thai nhi. Các thuốc thúc đẻ làm tăng sức mạnh, thời gian và tần số co tử cung, do đó giúp cho chuyển dạ. Về mặt lịch sử, các alkaloid của lúa mạch đã được sử dụng để khởi đầu hoặc đẩy nhanh cuộc đẻ. Ergonovin được phép dùng làm thuốc thúc đẻ năm 1945, tiếp theo là methylergonovin năm 1946. Cả hai dạng ergonovine tiêm và uống hiện đều không còn được sản xuất. Vai trò của methylergonovin được giới hạn trong thời kỳ hậu sản. Oxytocin, được cấp phép năm 1962, đã trở thành thuốc lý tưởng hầu hết các trường hợp gây chuyển dạ. năm 1977, prostaglandin E2, còn gọi là dinoproston, được giới thiệu ở dạng dùng tại chỗ để hỗ trợ việc gây chuyển dạ. Liều lớn hơn, trong các thuốc đặt âm đạo, được dùng để gây sẩy thai.
Cơ chế hoạt động: tất cả các thuốc thúc đẻ đều làm tăng biên độ và tần số co tử cung. Ergonovin kích thích có chọn lọc tế bào cơ trơn của tử cung và hệ mạch, gây những cơn co mạnh, tiếp theo là đột giãn. Liều thuốc cao hơn có thể kéo dài những cơn co này và xoá sạch những đột giãn. Oxytocin kích thích có chọn lọc tế bào cơ trơn của tử cung bằng cách nâng cao tính thấm natri của màng xơ cơ, sinh ra những cơn co tử cung nhịp nhàng. Đáp ứng của tử cung với oxytocin tăng trong 3 tháng cuối. Chưa rõ cơ chế hoạt động của dinoproston, nhưng người ta tin rằng nó tham gia vào điều hoà vận chuyển can xi qua màng tế bào cũng như nồng độ adenosine monophosphat vòng 3’, 5 ' trong tế bào. Kết quả của tác động này là dinoproston gây co tử cung thông qua kíc thích cơ trơn ở tử cung.
Không giống oxytocin, Ergonovin tăng hoạt tính cổ tử cung, dẫn tới tăng cơn co cổ tử cung. Oxytocin và dinoproston làm giảm cứng cổ tử cung, gây giãn cổ tử cung. Biên độ và tần số cơn co tử cung tăng do oxytocin gây cản trở chút ít lưu lượng máu ở tử cung. Có thể xảy ra hiện tượng cầm máu do ergonovin gây cơn co của thành tử cung quanh các mạch đang chảy máu.
Các đặc điểm phân biệt/Các phản ứng có hại: các thuốc thúc đẻ khác nhau về cơ chế hoạt động và những phản ứng có hại. Như các dẫn xuất alkaloid của lúa mạch khác, ergonovin gây co mạch, chủ yếu ảnh hưởng đến các tĩnh mạch. Dùng ergonovin có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm và tăng huyết áp.
Oxytocin cũng gây co các tế bào biểu mô cơ quanh các ống tuyến vú, kích thích tiết sữa. Nếu không có oxytocin, thì sẽ không có phản xạ tiết sữa. Ergonovin có thể làm giảm nồng độ prolactin huyết thanh trong thời kỳ hậu sản.
Dinoproston kích thích cơ trơn của đường tiêu hoá, điều này lý giải tại sao nôn và/hoặc ỉa chảy hay xảy ra khi dùng thuốc. Tăng thân nhiệt (sốt thoáng qua) do dinoproston cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân dùng thuốc, nhưng nhiệt độ sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc. Chưa rõ sốt xảy ra theo cơ chế nào.
(Theo cimsi)