Lịch sử: thuốc hạ đường huyết uống chủ yếu gồm những thuốc thuộc nhóm sulfonylurea. Thuốc đầu tiên của nhóm này, carbutamide, được đưa ra thị trường bị đình chỉ lưu hành những năm 1940 do gây độc tủy xương. Các biguanid, mà đại diện đáng chú ý nhất là phenformin, cũng chỉ được sản xuất một thời gian ngắn sau khi các sulfonylure ra đời. Phenformin bị đình chỉ lưu hành vì thuốc gây nhiễm acid lactic. Hiện nay, có sáu sulfonylure chia làm vào hai nhóm: acetohexamid, chlorpropamid, tolazamid, và tolbutamid được xếp vào các thuốc thế hệ đầu, trong khi glyburid và glipizid được xem là các thuốc thế hệ thứ hai do có hiệu lực vượt trội các thuốc thế hệ đầu. Hiện chỉ có duy nhất một biguanid là metformin, được FDA cấp phép vào ngày 30/12/1994.
Cơ chế hoạt động: cả các sulfonylurea thế hệ đầu và thế hệ thứ hai đều biểu hiện tác dụng dược lý tương tự nhau không giống metformin có đặc điểm dược lý khác biệt. Cả hai nhóm thuốc đều không có hiệu quả nếu không có các tế bào bêta còn thực hiện chức năng. Hoạt tính ưu việt của các sulfonylurea được thể hiện trên các tế bào bêta tụy để kích thích giải phóng insulin, trong khi metformin tăng lượng insulin gắn thụ thể insulin, tăng sử dụng glucose ngoại vi. Cả hai nhóm thuốc đều có tác dụng ngoài tuỵ làm giảm sản sinh Glucose ở gan. Các sulfonylurea cũng tăng cường tính nhạy cảm ngoại vi đối với insulin thứ phát thông qua tăng thụ thể insulin hoặc thay đổi những hiện tượng xảy ra sau khi insulin gắn với thụ thể. Metformin cũng làm giảm hấp thu glucose ở đường tiêu hoá.
Đặc điểm phân biệt: những khác biệt về dược lực giữa những thuốc này đáng chú ý hơn nhiều so với những khác biệt dược lý. Acetohexamid và tolbutamid là những thuốc tác dụng tương đối ngắn, trong khi chlorpropamid tác dụng cực kỳ dài. Hiệu lực của các thuốc thế hệ hai glipizid và bù lại cho thời gian thải khá ngắn của chúng, nhờ đó các thuốc này có thời gian tác dụng trung gian. Meformin cũng là một thuốc tác dụng trung gian. Chlorpropamid có hoạt tính chống lợi tiểu, trong khi acetohexamid có tác dụng tăng acid uric niệu.
Tác dụng phụ: các sulfonylurea có khá ít độc tính. Năm 1970, những kết quả của một nghiên cứu rất gây tranh cãi là chương trình bệnh tiểu đường nhóm các trường đại học được đăng tải. Nghiên cứu này tuyên bố rằng những bệnh nhân dùng tolbutamid tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch được so với những bệnh nhân dùng insulin hoặc placebo. Vì những sai lầm rõ rệt trong thiết kế quan trọng bất thường, nghiên cứu này bị chỉ trích rộng rãi, và đa số các bác sĩ lâm sàng vẫn kê đơn những thuốc này mà không lo ngại về nguy cơ tim mạch. Những phản ứng có hại khác đã được báo cáo với sulfonylurea bao gồm độc tủy xương, vàng da ứ mật, buồn nôn, và, trong trường hợp của chlorpropamid, hạ natri huyết thứ phát sau ADH.
Nhiễm acid latic, mối lo ngại chính đối với phenformin, hiếm xảy ra với metformin. Tác dụng trên dạ dày ruột là những tác dụng phụ chiếm ưu htế. Không giống các sulfonylurea, metformin hiếm khi gây hạ đường huyết hoặc cường insulin huyết.
(Theo cimsi)