Lịch sử: sau khi thử nghiệm hơn 700 hợp chất, thuốc đầu tiên trên thị trường điều trị loét tiêu hóa tác dụng bằng cách đối kháng histamin ở tế bào thành vách, cimetidin, được phép bán ở thị trường vào 8/1977. Vào thời điểm đó, cimetidin đưa ra 1 tiếp cận mới trong điều trị bệnh loét tiêu hóa do acid. Trước đó liệu pháp chống loét bao gồm thuốc kháng acid kháng cholinergic và kháng muscarin. Hơn nữa, cimetidin hiệu quả hơn các thuốc này. Cimetidin nhanh chóng trở thành thuốc chống loét được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó đến nay, cimetidin trở thành một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất chỉ đứng sau ranitidin.
Mặc dù ít gây phản ứng có hại, nhưng sớm phát hiện thấy cimetidin ức chế rõ rệt sự thanh thải của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym cytocrome gan, bắt đầu là warfarin và sau đó lidocain, theophylin và một số benzodiazepin. Hiện nay được biết cimetidin ức chế thải trừ của ít nhất 25 loại thuốc trong cơ thể.
Tháng 6/1983, ranitidin một ức chế thụ thể H2 thứ 2, được chấp nhận. Tác dụng và các chỉ định khác của nó 1 chút so với cimetidin, ngoại trừ là thuốc này dường như ít tương tác với các thuốc chuyển hóa ở gan hơn cimetidin. Về góc độ phân tử, ranitidin có hiệu lực gấp 5-12 lần cimetidin ở thụ thể H2, trong khi có ái lực thấp hơn cimetidin 10 lần đối với cytochrom P-450. Thêm vào đó, khi được chấp nhận, ranitidin có thể uống 2 lần/ ngày trong khi đó, cimetidin được khuyến nghị là uống 4 lần/ngày. Bởi vậy, dưới con mắt của nhiều bác sĩ lâm sàng, ranitidin trở thành thuốc được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, kể từ khi biến đổi tiết histamin vào ban ngày được chứng minh và một liều đơn vào ban đêm với tất cả các thuốc ức chế H2 hiện nay có thể chấp nhận được trong điều trị loét tiêu hóa.
Tháng 10/1986 và 8/1988, famotidin và nizatidin lần lượt được chấp nhận. Bởi vậy, có 4 chất đối kháng thụ thể H2, mặc dù rất nhiều loại khác đang được các công ty dược triển khai và nghiên cứu.
Ngoài các tác dụng đáng kể của cimetidin trên sự thanh thải các thuốc khác trong gan, 4 loại thuốc này có sự tương đồng nhiều hơn sự khác nhau. Dường như sự cạnh tranh về giá cả sẽ làm cho các chất đối kháng H2 nào được dùng trong lâm sàng.
Cả cimetidin và ranitidin là không có bằng sáng chế. Một số các nhà sản xuất thuốc gốc được nhận được chấp nhận và lbán các bản của các thuốc này. Vì tính an toàn tương đối của nó, việc sử dụng thuốc không cần đơn đối với các thuốc ức chế H2 được xem xét. 9/1993, FDA cho phép bán cimetidin như là sản phẩm không cần đơn, tuy nhiên tháng 5/1995 một dạng liều thấp tác dụng kéo dài (ví dụ tagamet(r)HB(tm)) được chấp nhận để dùng không cần đơn. Cimetidin, famotidin, nizatidin và ranitidin là tất cả các thuốc không cần kê đơn sẵn có ở Mỹ.
Không giống các kháng histamin cổ điển được dùng trong các bệnh dị ứng, các chất ức chế H2 được dùng chủ yếu trong điều trị các rối loạn tiêu hóa, mặc dù chúng cũng có tác dụng trong các bệnh khác. Ví dụ, cimetidin, famotidin và ranitidin được chỉ định để điều trị hội chứng đa u tuyến nội tiết và u dưỡng bào lan tỏa hoặc toàn thân. Một ví dụ cổ điển là cimetidin dùng để điều trị veruca (mụn cóc thông thường) ở trẻ em.
Cơ chế tác dụng: các chất đối kháng thụ thể H2 cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2. Histamin sinh ra rất nhiều tác dụng sinh lý ở nhiều mô. Trong khi thụ thể H2 có ở ống tiêu hóa, ở mạch và cơ trơn phế quản, các chất đối kháng thụ thể H2 chỉ cạnh tranh với histamin ở ống tiêu hóa. Chất đối kháng thụ thể H2 không có tác dụng điều trị bệnh dị ứng. ức chế histamin ở tế bào thành ảnh hưởng đến một số loại chất trung gian làm tín hiệu để tế bào thành tiết ra acid. Kích thích tế bào thành bởi acetylcholin hoặc gastrin không bị cản trở. Omeprazol và lansoprazol ảnh hưởng tới tiết acid ở xa các vị trí thụ thể và không đặc hiệu thụ thể, vì vậy nói chung chúng có nhiều khả năng hơn các chất đối kháng thụ thể H2. Vì cơ chế tác dụng duy nhất nên cimetidin và ranitidin trở thành thuốc chọn lựa cho bệnh tăng tiết như hội chứng Zollinger-Ellison. Tuy nhiên liều cao được dùng cho bệnh này hơn đối với các rối loạn tiết acid khác, gây tác dụng có hại mới. ở liều cao này, cimetidin gây ra to vú đàn ông và các tương tác thuốc tương tự với với cimetidin cũng xuất hiện trong liệu pháp ranitidin.
Đặc điểm phân biệt/phản ứng có hại: các chất đối kháng H2 có tính chất giống nhau hơn là khác nhau. Nó đã được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên, cimetidin dường như gây ra tương tác với các thuốc chuyển hóa ở gan hơn các thuốc khác. Mặc dù rất nhiều nhà lâm sàng cho rằng các chất đối kháng thụ thể H2 gây ra tác dụng có hại trên hệ thần kinh trung ương, một tổng kết hồi cứu các tài liệu không thể xác định được chất đối kháng thụ thể H2 gây ra tương tác này hơn các thuốc khác. Thêm nữa, một phân tích meta kết luận là phản ứng bất lợi với cimetidin không thường xuyên hơn với placebo. To vú đàn ông được báo cáo do cimetidin, nhưng phản ứng này ít xảy ra và có thể phục hồi khi dừng liệu pháp.
Mặc dù tồn tại dữ liệu liên quan đến cimetidin và ranitidin với nhiều loại thiếu máu, tỷ lệ toàn bộ của những phản ứng này là thấp. Loạn tạo máu gồm giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm lượng tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã được thông báo với cimetidin và ranitidin, Famotidin và nizatidin không liên quan đến những loạn tạo máu.
(Theo cimsi)