Nhựa cây làm thuốc
Nhựa cây si: trị đau mình mẩy, xương cốt đau nhức, ứ huyết, bầm tím do té ngã, hoặc bị ho, đờm, hen suyễn. Vào các buổi sáng, trời không mưa, dùng dao rựa sắc chặt sâu, để nhựa chảy ra, hứng vào chén sứ, mỗi lần lấy khoảng 10 - 20ml, pha thêm 10 - 20ml rượu 30 - 350, quấy cho nhựa tan đều, rồi uống, 2 - 3 lần/tuần.
Nhựa cây duối: trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán: chọn những cấy ruối có thân và cành to, mập, cũng lấy nhựa theo cách lấy nhựa si. Phết nhựa lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt dỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 - 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt. Ngoài nhựa cây duối, có thể dùng nhựa cây sung, cách làm tương tự song không cần cho thêm vôi tôi.
Nhựa cây đào: theo YHCT, nhựa đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ, mụn nhọt, huyết ứ, giảm đau do chấn thương, lợi tiểu. Ngày dùng 3 - 5g, hòa vào nước ấm, hoặc rượu 300 cho tan, uống trước bữa ăn 1 - 2 giờ, ngày 1 lần, uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng
Nhựa cây vú bò: trị mụn nhọt, nhất là các mụn đầu đinh ở vùng đầu, vùng mặt: ngắt quả còn xanh, lấy nhựa mủ chảy ra từ cuống quả, chấm ngay vào các mụn đó.
Nhựa lô hội: có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, kém ăn với liều 0,1g/ ngày. Còn dùng để tẩy khi bị táo bón nặng (0,15 - 2g). Cần lưu ý, lô hội không dùng cho người có thai. Để chế được nhựa, người ta cắt lấy lá, xếp đều đặn thành từng lớp vòng tròn, phía cuống lá bị cắt hướng vào một phía bên trong vòng tròn đó, nơi đã đào sẵn một cái hố, đáy đã được làm sạch, lót một tấm da dê hay da ngựa đã được thuộc khô. Sau khi nhựa chảy ra hết, thu lại, cô đặc sẽ được một thứ nhựa màu đen và đóng thành từng bánh nhỏ.
Nhựa cây đằng hoàng: có tác dụng tẩy mạnh, được dùng khi đại tràng thực nhiệt, khi bị táo bón nặng, với liều 0,10 - 0,15g/ngày. Kiêng dùng cho những người xuất huyết đường tiêu hóa, trẻ em và phụ nữ có thai.
Nhựa thông: còn gọi là tùng hương, được lấy từ cây thông hai lá, sau 15 năm có thể bắt đầu khai thác nhựa. Từ nhựa thông có thể cất lấy phần tinh dầu (có thành phần để chế thuốc ho); phần còn lại là tùng hương (colophan) để chế cao dán mụn, nhọt.
Theo SK&ĐS