Ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Đây là tình trạng nội khoa thường gặp nhưng không được nhận biết.
Thế nào là ngừng thở khi ngủ?
Bất cứ ai cũng có thể phát triển ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, mặc dù nó thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nó cũng đặc biệt phổ biến ở những người thừa cân. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể liên quan đến sử dụng một thiết bị để giữ cho đường thở mở hoặc trải qua một thủ thuật để loại bỏ các mô tế bào ở miệng, mũi hay cổ họng.
Ngáy và buồn ngủ vào ban ngày là những than phiền thường gặp nhất. Ngoài ra, những triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, thiếu tập trung vào ban ngày, đau thắt ngực, hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp, ngạt thở.
Hiện tượng này gây giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu. Nó sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. Nguy cơ tử vong, tăng huyết áp gia tăng khi tổng số đợt ngưng thở khi ngủ trong một giờ càng gia tăng. Số lần ngưng thở khi ngủ càng cao thì tỷ lệ bệnh tim mạch càng cao.
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể không biết giấc ngủ của họ bị gián đoạn. Trong thực tế, nhiều người với loại hình này, nghĩ rằng họ ngủ ngon cả đêm.
Nguyên nhân
Thường gặp của người bị ngưng thở khi ngủ là ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, đau thắt ngực về đêm, giật mình thức giấc kèm theo thở gấp, ngạt thở... những tổ chức mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng bị tụt vào trong đường thở, kèm theo kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh. Đường hô hấp trên bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.
Do trọng lượng: hơn một nửa số những người bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn là thừa cân. Chất béo của đường hô hấp trên có thể cản trở hơi thở. Tuy nhiên, không phải tất cả những người ngưng thở khi ngủ là thừa cân và ngược lại. Người gầy có thể phát triển các rối loạn này.
Do kích thước cổ: kích thước của cổ có thể cho thấy có hay không có nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Bởi vì cổ dày có thể thu hẹp đường thở và có thể là một dấu hiệu cho thấy trọng lượng dư thừa. Chu vi vòng cổ lớn hơn 17 inch (43 cm) đối với nam và 15 inch (38 cm) với phụ nữ được kết hợp với tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn.
Tăng huyết áp: ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn tương đối phổ biến ở những người bị tăng huyết áp.
Đường thông khí bị thu hẹp: có thể kế thừa cổ họng hẹp tự nhiên. Hoặc amidan vòm họng có thể nở to và chặn đường thở.
Nghẹt mũi kinh niên: ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn thường xuyên xảy ra ở những người có nghẹt mũi vào ban đêm và tỷ lệ mắc gấp hai lần ở người nghẹt mũi kinh niên. Điều này có thể là do đường hô hấp thu hẹp.
Bệnh đái tháo đường: ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn mắc nhiều hơn ba lần ở những người có bệnh đái tháo đường.
Bệnh xảy ra thường xuyên hơn 2-3 lần ở người lớn trên 65 tuổi. Xuất hiện nguy cơ ngưng thở khi ngủ tăng sau khi mãn kinh. Hút thuốc lá có nguy cơ ngưng thở khi ngủ gần gấp ba lần.
Điều trị bệnh thế nào?
Với mức độ nhẹ: chủ yếu thay đổi lối sống, giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần. Có thể dùng dụng cụ nâng hàm gắn ở miệng có tác dụng đưa hàm dưới ra trước, tăng khoảng trống của vùng hầu và vùng sau đáy lưỡi, giảm tính xẹp của vùng hầu.
Với mức độ trung bình: một số bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng. Khi đó bệnh nhân sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.
Với mức độ nặng: thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở (CPAP), gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng, được chỉ định đối với các trường hợp hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình và nặng. Máy thở có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết tấc cả các bệnh nhân, cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.
Theo SKDS