Những người bị đái tháo đường týp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác
KỲ I: NHỮNG BIẾN CHỨNG
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và không phụ thuộc insulin. Vấn đề điều trị bệnh đái tháo đường là biết rõ điều gì sẽ xảy ra và kiểm soát chúng ở ngưỡng an toàn.
Các dấu hiệu và hội chứng của bệnh đái tháo đường không điều trị bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Khát: uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.
- Sụt cân.
- Cảm giác bị châm chích, “nhoi nhói”.
- Nhìn mờ.
- Ngứa.
- Dễ nhiễm trùng.
- Táo bón.
- Vọp bẻ, chuột rút.
Trên thế giới hơn 100 triệu người bị đái tháo đường, khoảng 90% trong số này bị đái tháo đường týp 2. Ở một số quốc gia, gần một nửa dân số bị ĐTĐ týp 2. Chẳng hạn toàn châu Âu có từ 2 - 5% dân số bị đái tháo đường týp 2 và khoảng 5.000 - 10.000 người mới được chẩn đoán bị ĐTĐ mỗi năm.
Số người bị đái tháo đường ngày càng tăng dần trên khắp thế giới.
Những người dễ mắc bệnh
Đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện ở người >40 tuổi, họ thường nặng cân hơn bình thường, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Chẳng hạn, ở Anh, ít nhất 6 trong số 100 người >65 tuổi bị đái tháo đường týp 2.
Phụ nữ dễ bị đái tháo đường týp 2 hơn đàn ông, và đái tháo đường thì có thể một trong số 4 người thân trực hệ của bạn cũng bị đái tháo đường (cha mẹ, anh chị, con cái) hoặc sẽ bị đái tháo đường trong tương lai. Điều này không may mắn là những người đái tháo đường týp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.
Tóm lại, các yếu tố khiến dễ mắc bệnh lý đái tháo đường týp 2:
- Tuổi tác.
- Phụ nữ.
- Thừa cân.
- Ít vận động cơ thể.
- Các yếu tố di truyền.
- Hút thuốc lá.
Đái tháo đường týp 2 không có khả năng tạo đủ insulin để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể, hoặc không thể đáp ứng bình thường với insulin mà họ sản xuất ra. Khi xảy ra điều trên, đường trong máu sẽ tăng lên. Theo thời gian, các biến chứng của tình trạng tăng đường huyết có thể làm tổn hại đến mắt, thận, thần kinh, tim, và các mạch máu lớn của bạn.
Loại đường tăng lên trong máu của các cá thể bị đái tháo đường là glucose do thức ăn có tinh bột và thức ăn ngọt cung cấp.
Những biến chứng đái tháo đường và mắt của bạn:
Khoảng 1/5 số người được chẩn đoán bị đái tháo đường týp 2 đã có sẵn bệnh lý võng mạc (võng mạc là một màng mỏng ở đáy mắt có chức năng như một màn chiếu hình, thu nhận các hình ảnh từ bên ngoài vào mắt). Đây là bệnh lý thường không có triệu chứng cho đến khi nó rất nặng, do đó khám mắt thường xuyên hằng năm rất quan trọng đối với mọi bệnh nhân bị đái tháo đường. Việc phát hiện sớm là chìa khóa của việc điều trị thành công.
Đái tháo đường và bàn chân:
Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường (hoặc tổn thương thần kinh) thường ảnh hưởng nhất đến các thần kinh ở bàn chân và căng chân. Tổn thương này thường nhẹ và có thể kết hợp với sự mất cảm giác mà không biết. Cùng với sự cung cấp máu kém, bệnh lý thần kinh có thể dẫn đến tổn thương tại bàn chân, nhiễm trùng bàn chân và loét bàn chân. Điều quan trọng là phải đi khám đều đặn với một chuyên gia chăm sóc bàn chân.
Biến chứng gây tổn thương tại bàn chân
Đái tháo đường và bệnh tim:
Người bị đái tháo đường dễ bị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não hơn người không bị đái tháo đường. Bạn có thể giảm các nguy cơ bị biến chứng này bằng cách ăn kiêng hợp lý và vệ sinh, ngưng hút thuốc và năng tập luyện thể dục.
Để phát hiện bạn bị đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường không được điều trị có thể không có triệu chứng gì rõ rệt, nghĩa là một số người chỉ phát hiện họ bị đái tháo đường nhờ các xét nghiệm thường quy khi họ khám bác sĩ vì một lý do khác. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng như: mệt mỏi và bứt rứt có thể được quy cho sự “làm việc quá mức” hoặc do “đã già”. Kết quả là, khoảng 50% số bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 không được chẩn đoán.
Nếu bạn có một số dấu hiệu hay hội chứng nêu trên, bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ bạn bị đái tháo đường. Ở bệnh đái tháo đường, lượng đường quá cao trong máu được bài tiết ra nước tiểu, do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn xét nghiệm nước tiểu tìm xem có glucose hay không. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ cần phải đo lượng đường trong máu của bạn. Nếu đường máu cao bất thường và bạn có bất kỳ một trong các triệu chứng nêu trên, có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường. Khi lượng glucose máu cao hơn bình thường thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết. Nếu glucose trong máu của bạn chỉ cao hơn bình thường một chút thì có nghĩa là bạn bị một rối loạn gọi là rối loạn dung nạp/ bất dung nạp glucose, nghĩa là cơ thể bạn có rối loạn sự chuyển hóa glucose, và là một dấu hiệu cho biết có gì không ổn trong cơ thể bạn.
Nồng độ glucose trong máu:
Kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ khi xét nghiệm đường trong nước tiểu âm tính (không có đường trong nước tiểu) hoặc xét nghiệm lượng đường trong máu ở giới hạn bình thường. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi lượng đường trong máu bạn.
KỲ II: NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ
Theo SKDS