Giun xoắn là bệnh nặng đặc biệt nguy hiểm, khó chữa, vượt hẳn ra ngoài giới hạn các bệnh giun sán thông thường bởi rất dễ gây tử vong.
Ai cũng có thể nhiễm giun xoắn nếu ăn phải ấu trùng giun xoắn (có tên Trichinella) còn sống trong thịt động vật nấu chưa chín (thường gặp nhất là lợn nhà, nhất là khi chế biến thành các món tiết canh, nem, gỏi).
Bệnh giun xoắn là kết quả nhiễm giun Trichinella spiralis. Người bị nhiễm tình cờ khi ăn thịt chứa ấu trùng loài Trichinella nấu chưa đủ chín. Hầu hết trường hợp nhiễm ký sinh trùng này không gây triệu chứng, mặc dù phơi nhiễm nặng.
Điều đặc biệt nguy hiểm của giun xoắn là bệnh này có thể làm cho bệnh nhân suy kiệt, với các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy 2 -7 ngày sau khi ăn. Một tuần sau bệnh nhân sốt cao, mê man, đau các khớp xương, đau cơ, khó nuốt, khó thở, phù mặt, nhất là ở hai mi mắt. Giữa tuần lễ thứ 3 thấy đau dữ dội, khó cử động, cơ thể gầy sút, sức khoẻ suy sụp nhanh do không ăn được.
Bệnh nhân có thể tử vong vào tuần thứ hai và tuần thứ 7 tuỳ mức độ nhiễm. Phần lớn tử vong do suy nhược cực độ, kèm theo biến chứng phổi và lột da. Những người may mắn sống sót vẫn thấy đau các cơ và bứt rứt trong nhiều tháng sau đó.
Ảnh minh họa.
Cách truyền bệnh
Người bị nhiễm do tình cờ ăn phải thịt có chứa ấu trùng Trichinella tái (chưa nấu chín). Ấu trùng Trichinella lây truyền từ lợn hoặc chuột sang người, chủ yếu qua đường ăn uống. Giun xoắn không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Người ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát kén tại dạ dày và sau 1 - 2 giờ di chuyển đến ruột non. Ở ruột non, sau 24 giờ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập ký sinh trong niêm mạc ruột non. Sau 4 - 5 ngày, giun cái có thể đẻ ấu trùng. Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần.
Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim trái và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành... ký sinh, tạo kén. Sau 10 - 15 ngày, các kén có ấu trùng này có khả năng lây nhiễm. Sau 6 - 9 tháng, kén sẽ bị vôi hóa dần. Kén giun xoắn trong tổ chức cơ có thể tồn tại vài năm, thậm chí tới 20 - 30 năm và vẫn có khả năng lây nhiễm.
Triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh giun xoắn
- Phù mi mắt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể kèm theo mù và chảy máu kết mạc, đôi khi phù toàn bộ đầu, đôi khi phù cả cổ và chi trên.
- Sốt: Thân nhiệt tăng dần, sau 2-3 ngày sốt cao tới mức tối đa. Trong trường hợp nhiễm nhẹ, bệnh có thể tiến triển với sốt âm ỉ.
- Tăng bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan tăng trong những ngày đầu của bệnh, thậm chí trong thời kỳ ủ bệnh và tăng cao nhất vào tuần thứ 3 của bệnh. Ngoài những triệu chứng nêu trên còn xuất hiện các nốt ban trên da giống mày đay (mề đay).
Trong trường hợp nặng, thường xảy ra các biến chứng vào tuần thứ 3, thứ 4 như: viêm cơ, viên phổi, viêm não, làm bệnh nhân có thể tử vong
Giới tính
- Không có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh do giun xoắn giữa nam và nữ.
- Triệu chứng của bệnh giun xoắn ở thai phụ nhẹ hơn so với bệnh nhân không mang thai; tuy nhiên, ghi nhận có sẩy thai và thai chết lưu.
- Các triệu chứng của bệnh giun xoắn nặng nề một cách điển hình ở các phụ nữ đang cho con bú hơn là ở phụ nữ không cho con bú.
Tuổi
Có thể trẻ em có khả năng đề kháng với nhiễm giun xoắn hơn; tuy nhiên, các triệu chứng của chúng có thể nặng nề hơn. Trẻ em cũng có ít biến chứng và phục hồi nhanh hơn.
Các biến chứng
- Di chứng lâu dài của hệ thần kinh trung ương gồm năng lực tâm thần giảm, tê bàn tay và bàn chân, giảm khả năng chịu đựng stress, mất sự chủ động, và bị trầm cảm.
- Thường, phục hồi hoàn toàn xảy ra sau liên quan đến tim hoặc phổi.
- Có thể gây suy nhược cơ thể và đau cơ kéo dài.
- Có thể gây suy tuyến thượng thận.
- Có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Biện pháp phòng bệnh
Không ăn thịt lợn chưa nấu chín, đặc biệt là không ăn tiết canh, nem, gỏi làm theo cách cổ truyền (thịt chưa nấu chín).
Theo afamily.vn