Đây là thông tin được Tập đoàn y tế Singapore (SMG) công bố đầu tháng 5/2011 về phương pháp chữa trị sử dụng giác mạc nhân tạo Keratoprosthesis Boston để khôi phục tầm nhìn dài hạn, cũng như thay thế giác mạc bị bệnh. Điểm đáng chú ý là phương pháp mới này giúp khắc phục hiện tượng giác mạc bị cơ thể đào thải nếu được phẫu thuật theo cách truyền thống, cũng như bị mờ đục sai 2 năm phẫu thuật.
Tiến sỹ Leonard Ang giới thiệu phương pháp chữa trị sử dụng giác mạc nhân tạo Keratoprosthesis Boston |
Dẫn chứng khả năng của phương pháp mới, Tiến sỹ Leonard Ang, Giám đốc y khoa Trung tâm mắt và cấy ghép giác mạc SMG, giới thiệu với phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí về trường hợp một bệnh nhân nữ 39 tuổi tên Li, quốc tịch Đài Loan, đã tìm lại được ánh sáng sau 4 năm chịu cảnh gần như bị mù do hội chứng stevens jonhson. Dù đã phải 3 lần phẫu thuật cho mắt phải, và 2 lần phẫu thuật cho mắt trái nhưng tình trạng mắt của nữ bệnh nhân này vẫn không được cải thiện.
Khi đến gặp Tiến sỹ Leonard Ang, toàn bộ bề mặt trên hai mắt của nữ bệnh nhân này bị viêm, màng giác mạc bị đục hoàn toàn, giác mạc mắt phải mỏng đến mức gần như có thể bị thủng. Qua chuẩn đoán, Tiến sỹ Leonard Ang quyết định phải phẫu thuật khẩn cấp mắt bên phải của bệnh nhân để ngăn việc giác mặc bị thủng, đồng thời phục hồi thị lực. Vấn đề đặt ra là nếu dùng phương pháp cũ thì giác mạc mới sẽ bị cơ thể bệnh nhân đào thải, thời gian tồn tại của giác mạc chỉ được 2 năm.
Tiến sỹ Leonard Ang đang khám mắt cho bác Nguyễn Thị Lan sau phẫu thật ghép giác mạc. |
Cuối cùng phương pháp sử dụng sử dụng giác mạc nhân tạo Keratoprosthesis Boston được lựa chọn với ca phẫu thuật được thực hiện ngày 5/1/2011 kéo dài 4 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, Tiến sỹ Leonard Ang đã tái tạo toàn bộ bề mặt mắt phải của bệnh nhân Li bằng cách loại bỏ các mô bệnh và sẹo, thay thế giác mạc đã hỏng bằng giác mạc nhân tạo Keratoprosthesis Boston, bỏ thủy tinh thể đã bị đục. Sau 4 tháng phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể nhìn tốt bằng đôi mắt mới.
Những kỹ thuật mới trong phẫu thuật nhãn khoa cũng đã được SMG thực hiện đối với các bệnh nhân Việt Nam. Có mặt tại Trung tâm mắt và cấy ghép giác mạc SMG để tái khám sau ca ghép giác mạc được Tiến sỹ Leonard Ang thực hiện vào tháng 3/2011, bác Nguyễn Thị Lan, 85 tuổi, hồ hởi chia sẻ: Tôi là cán bộ hưu trí, nhà tại số 230/11 đường Pasteur, TP. Hồ Chí Minh. Mắt tôi bị mờ và đau nên cần phẫu thuật ghép giác mạc. Sau khi tìm hiểu nhiều cơ sở chữa trị, gia đình tôi chọn SMG vì đây có những kỹ thuật mới trong phẫu thuật nhãn khoa, cũng như chăm sóc hậu phẫu tốt. Sau 2 tháng kể từ ngày được phẫu thuật giác mạc, mắt của tôi đã nhìn tốt hơn, sinh hoạt hàng ngày của một người lớn tuổi như tôi đã thuận hơn trước rất nhiều. Tôi mong rằng kỹ thuật mới này của SMG sẽ đến được với nhiều bệnh nhân bị các bệnh về mắt tại Việt Nam.
(Theo suckhoedoisong)