Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Mẹo đơn giản ngừa đau mắt đỏ mùa hè

 Mùa hè, cùng với sốt xuất huyết, chân tay miệng, viêm màng não, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường dễ bùng phát thành dịch… Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng dẫn đến giảm thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh viêm kết mạc. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ mặc dù gây lo lắng nhưng ít khi gây biến chứng nghiêm trọng.

Đau mắt đỏ là gì?

Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của viêm kết mạc có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất chloramin trong bể bơi)…

Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành

Đại đa số những trường hợp đau mắt đỏ là nhẹ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây biến chứng cho nên nếu thấy trẻ bị đau mắt đỏ bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh (kể từ khi bị nhiễm đến khi bị bệnh) phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh có thể từ vài ngày đến vài tuần.

Đau mắt đỏ có thể bị một bên hoặc cả hai bên, ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia. Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời. 

Nguyên nhân gây bệnh:

Đỏ mắt xuất hiện đơn độc: Đỏ mắt không kèm theo giảm thị lực hoặc đau nhức mắt. Nguyên nhân do xuất huyết dưới kết mạc nhãn cầu, kết mạc cùng đồ do bệnh tăng huyết áp, do chấn thương kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc sẽ khỏi trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần và không ảnh hưởng tới thị lực.

 Đỏ mắt và mắt có tiết tố: Đau mắt đỏ do vi-rut, vi khuẩn: Đau mắt đỏ do vi-rut, vi khuẩn có thể một mắt hoặc hai mắt. Mắt đỏ, chảy nước và nhiều tiết tố dính. Mi mắt có thể sưng nề, khó mở mắt. Thị lực không giảm. Đau mắt đỏ do vi-rut có thể kèm theo viêm giác mạc, gọi là viêm kết – giác mạc và gây giảm thị lực. Sau quá trình viêm có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.

Đau mắt đỏ do nguyên nhân dị ứng: Đau mắt đỏ do nguyên nhân dị ứng thường biểu hiện kéo dài và 2 mắt. Các triệu chứng bệnh nhân cảm thấy khó chịu như cộm mắt, chói mắt, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt. Mi mắt có thể sưng nề và ít tiết tố dính. Một số trường hợp có kèm theo viêm mũi dị ứng hoặc hen.

Đau mắt đỏ mùa xuân: Thường thấy ở trẻ trai, từ 7 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng có những đợt viêm cấp tính. Bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt, đề phòng các biến chứng đe dọa giảm hoặc mất thị lực.

Viêm mi – kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Đỏ mắt có kèm theo mi sưng nề và có bọng nước. Thường gặp nhất do thuốc tra tại mắt, mỹ phẩm, các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong công việc. Bệnh nhân cần đi khám ngay để được bác sỹ tư vấn điều trị sớm, đề phòng biến chứng đe dọa giảm thị lực.

Hội chứng Stevens-Johnson: Xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc uống, tổn thương của bệnh biểu hiện chủ yếu ở da và niêm mạc. Tại mắt, đỏ 2 mắt ở nhiều mức độ khác nhau biểu hiện tình trạng viêm kết mạc, có thể có hiện tượng hoại tử kết mạc, gây tình trạng khô mắt nặng. Ngay khi bị bệnh, đồng thời với việc điều trị các tổn thương toàn thân, việc chăm sóc và điều trị tại mắt là vô cùng cần thiết, phòng nguy cơ giảm thị lực và mất thị lực.

Các bệnh lý khác có kèm theo hội chứng đỏ mắt

- Tổn thương giác mạc: Khi có tổn thương giác mạc thì triệu chứng đau nhức mắt là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bệnh nhân phải đi khám ngay. Kèm theo là các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, khó mở mắt. Nguyên nhân thường gặp gây tổn thương giác mạc như bị bụi hay vật lạ bay vào mắt. 

-Viêm mống mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước cấp tính: Là một cấp cứu trong nhãn khoa, tiến triển nhanh, cần được khám và điều trị sớm. Bệnh có thể thấy ở trẻ em và người lớn.

- Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Triệu chứng đau nhức mắt ở mức độ nặng, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt khu trú ở một vùng thuộc củng mạc (phần lòng trắng của mắt) là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đi khám. Bệnh viêm củng mạc có thể nằm trong bệnh cảnh toàn thân như viêm đa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh viêm mạch máu hoặc cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tại mắt hoặc sau chấn thương ở vùng củng mạc. Người bệnh cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.

Bệnh glocom: Các triệu chứng đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt biểu hiện cơn glocom góc đóng cấp tính. Kèm theo bệnh nhân có thể đau nhức nửa đầu. Bệnh có nguy cơ gây giảm thị lực trầm trọng.

Chấn thương mắt: Các chấn thương mắt thường gặp như bỏng mắt do các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt, trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp; chấn thương mắt do các vật sắc nhọn hoặc không.

Cách phòng tránh mắc bệnh và lây bệnh

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:

- Tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh. 

- Hàng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc kháng sinh nhẹ (Chloramphenicol 0,4%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.

- Không dụi mắt bằng tay.

- Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.

Tại những nơi làm việc, gia đình, đông người, người bệnh tránh tiếp xúc gần gũi với người khác ít nhất trong vòng 2 tuần và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Chú ý, thường xuyên rửa tay sạch sẽ để phòng tránh lây bệnh.

Theo vnmedia

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay