Cườm mắt là hiện tượng của chất giống như thạch trong hình thành thủy tinh thể con mắt - bị kéo mây dần dần. Trong những trường hợp nặng, toàn bộ thủy tinh thể có thể bị ảnh hưởng, làm cho đồng tử khi nhìn từ phía trước trông như có màu trắng. Dĩ nhiên bệnh này ảnh hưởng đến thị giác của bạn tuỳ theo mức độ và vị trí của hạt cườm. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp gần như toàn bộ thị lực trực tiếp bị nhòe đi. Thường chứng bệnh này ảnh hưởng đến cả hai mắt.
->> Hỏi: Bị cườm mắt có gây mù không?
->> Dấu hiệu nhận biết bệnh cườm mắt
Phụ nữ bị Cườm mắt nhiều hơn đàn ông bởi lẽ phụ nữ sống thọ hơn. Nếu tất cả chúng ta sống thọ, gần như tất cả mọi người trong chúng ta sẽ phát sinh ra cườm mắt. Từ 40 tuổi trở đi, hầu hết mọi người cần lượng ánh sáng nhiều hơn để đọc sách.
Cuối cùng, các vết đục trong thủy tinh thể khiến cho bộ phận này không còn trong suốt nữa va hiện tượng này ngăn cản ánh sáng vào được phía sau của mắt để tới võng mạc. Tùy thuộc vào số lượng vết mờ và mức độ trầm trọng của các vết mờ, thị lực bắt đầu giảm.
Các hạt cườm, nếu được cắt bỏ đi, không dẫn tới tình trạng mù lòa bởi vì người ta có thể chức trị chúng quá dễ dàng, vì vậy đừng bao giờ để căn bệnh này phát triển tới mức gây ra tàn tật nghiêm trọng.
Chúng ta đều biết khi ở ngoài ánh nắng chói trong thời gian lâu sẽ khuyến khích sự hình thành các vết cườm. Thế cho nên, dù tuổi già là nguyên nhân thông thường nhất của bệnh cườm mắt, ánh nắng chói chang, bệnh tiểu Đường và một căn Bệnh bẩm sinh cũng có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh cườm mắt.
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Trong trường hợp cảm nhận được có sự suy giảm thị lực bình thường của mắt bạn, bạn hãy đi gặp chuyên viên nhãn khoa hay bác sĩ khoa mắt. Nếu chuyên viên nhãn khoa nghi ngờ là có cườm mắt, bạn sẽ được giới thiệu tới bác sĩ khoa mắt.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Nếu trường hợp của bạn không quá nghiêm trọng và đặc biệt nếu chỉ có một mắt bị cườm thôi thì việc điều trị đơn giản là phải đeo kính. Tuy nhiên, nếu hị lực của bạn bị hạn chế, thủy tinh thể và hạt cườm sẽ được phẫu thuật để lấy đi một cách an toàn và có hiệu quả.
Trị liệu bằng phẫu thuật như thế nào?
Có thể thực hiện phẫu thuật, sau khi gây mê tuy nhiên thông thường hơn là người ta thực hiện phẫu thuật sau khi gây tê tại chỗ, dưới hình thức những giọt thuốc nhỏ và mắt bạn và làm tê một dây thần kinh ngay mắt. Mắt và đầu bạn được giữ yên trong thời gian phẫu thuật.
Thủy tinh thể được lấy đi và một thủy tinh thể nhân tạo theo toa kê, làm bằng chất dẻo, được thay vào. Nếu người ta không đặt vào cho bạn một thủy tinh thể mới, lý do là chỉ có một mắt bị cườm hoặc vì bạn mắc phải một bệnh mắt khác, như glôcôm chẳng hạn, có thể bạn phải đeo kinh sát tròng hay kính thường sau này.
Tôi có thể làm được gì?
Mắt bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng đèn nhân tạo, nên bạn hãy mang kính trong nhà cũng như khi đi ra ngoài trong khoảng một tuần đầu cho đền khi bạn thấy đỡ. Người ta có thể hướng dẫn bạn đặt những tấm bông đệm lên mắt ban đêm để tránh bị đỏ mắt.
Bạn đừng trong mong là thị lực của bạn hoàn toàn bình thường trở lại. Sau khi mổ, mắt bạn có thể trở lại nên viễn thị tùy theo là bạn có được gài một thủy tinh thể bằng nhựa dẻo, hay đeo kính của người bị cườm hay mang kính sát tròng.
Các đồ vật càng gần chừng nào càng có thể trông như phóng to ra. Các biến đổi đó có thể được điều chỉnh kịp thời. Bạn nên mang kính râm khi ra ngoài ánh sáng và không nên đọc sách ngoài nắng.
Vì lẽ bệnh tiểu đường hay dẫn tới việc hình thành bệnh cườm mắt, bạn phải duy trì việc đi bác sĩ chuyên khoa mắt, kiểm tra mắt đều đặn.
(Theo Phunu Net)